Tiến sĩ, Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc - Trưởng ban Giám khảo Hoa hậu Việt Nam 2014 khẳng định, tân Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên toát lên nét đẹp trong sáng, thơ ngây, hồn nhiên và thuần khiết của cô gái mới lớn…
Với cương vị Trưởng ban Giám khảo, người có vai trò quan trọng nhất trong việc tìm ra chủ nhân của chiếc vương miện, ông cảm nhận ra sao về nhan sắc và trí tuệ của Nguyễn Cao Kỳ Duyên?
Nói về nhan sắc của tân Hoa hậu thì tôi thấy, ở Kỳ Duyên toát lên nét đẹp trong sáng, thơ ngây, hồn nhiên và thuần khiết của cô gái mới lớn, lần đầu tiên bước lên sân khấu, tập đi giày cao gót và catwalk.
Giống như một bông hoa chớm nở, đang độ lên hương, một vẻ đẹp tiềm ẩn chưa phát lộ hết. Chúng tôi tin tưởng rằng nó sẽ tiếp tục tỏa sáng trong thời gian tới. Vẻ đẹp này được phát lộ rất rõ nét trong gương mặt mộc, trong giao tiếp đời thường, bên cạnh các thí sinh khác chứ không phải trên sàn diễn vốn xa lạ với em, và đặc biệt với make up chưa được sự đầu tư tương xứng như những thí sinh khác.
Còn về trí tuệ, ở tuổi 18 của em, chúng tôi tin cậy và nhìn thấy sự phát triển trong tương lai của một học sinh giỏi phổ thông trung học chuyên Pháp của trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định; thi vào Đại học Ngoại thương đạt 25 điểm, 18 tuổi chưa một lần đi guốc cao gót, chỉ chăm lo học tập.
Ông có thể lý giải vì sao dư luận lại không đồng tình với nhan sắc tân Hoa hậu?
Nói thật là tôi thương Kỳ Duyên nhiều hơn. Sự ngỡ ngàng đến độ sững sờ khi nghe công bố kết quả được trao vương miện khiến em lúng túng, dở cười dở khóc vì sung sướng làm mọi người có cảm tưởng như em “hờ hững” với vương miện.
Sự tỏa sáng của em trong giờ phút đăng quang không được như các chị Á hậu 1 và Á hậu 2 là điều tương phản rất dễ nhận thấy. Em lại chịu thiệt thòi về make up, chưa được đầu tư như các thí sinh khác. Nếu trút hết phấn son, trang phục dạ hội, đặt em trong mối tương quan đó thì mọi người sẽ thấy trao vương miện cho em là thỏa đáng.
Không chỉ tôi mà toàn bộ các thành viên trong Ban Giám khảo đều thấy tự tin khi chọn em để trao vương miện. Bây giờ nếu được lựa chọn lại tôi dám chắc tất cả các thành viên Ban Giám khảo và cả Trưởng Ban tổ chức nữa cũng sẽ lựa chọn phương án này.
Tôi tôn trọng và thậm chí đồng tình với dư luận nếu tôi ở vào vị trí của mọi người là chỉ chấm Hoa hậu qua màn ảnh nhỏ, vào thời điểm đăng quang Hoa hậu. Bởi đó là thời điểm tân Hoa hậu thiếu sự tỏa sáng như các chị đã dày dạn trên đấu trường sắc đẹp, trên sàn diễn catwalk và tạo dáng điệu nghệ trước ánh đèn sân khấu...
Hoa hậu có nghị lực phi thường
Hoa hậu Kỳ Duyên tiết lộ, trước khi dự thi, cô ấy đã nỗ lực giảm 14kg để có được sắc vóc gọn gàng, tự tin dự thi Hoa hậu. Nếu Kỳ Duyên có khả năng tăng cân mất kiểm soát trở lại, thì BTC cuộc thi có lo ngại mất hình ảnh hoa hậu không? BTC đã tính đến phương án này chưa?
Tôi cho rằng đó là một nghị lực phi thường. Tôi có hỏi Tiến sĩ Lê Diệp Linh là: “Em giảm cân có bị rạn da không?”, thì nhà nhân trắc học trả lời là không hề bị rạn, rất chuẩn. Chứng tỏ em đã tập luyện rất miệt mài để giảm cân chứ không phải bằng sự trợ giúp của thần dược.
Với nghị lực đó, em sẽ làm được mọi thứ để đạt mục đích của mình chứ không chỉ riêng việc kiểm soát sự cân đối về hình thể của mình. Trong số các thí sinh cũng có một số em giảm cân “siêu tốc” và da bị rạn chằng chịt, rất khó coi.
Hình ảnh đời thường của Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Đừng can thiệp vào cái đẹp của tạo hóa
Nhiều người kỳ vọng Á hậu 1 Huyền My sẽ trở thành Hoa hậu, thực tế, trong đêm chung kết, Huyền My cũng thể hiện khá tốt. Nhưng có phải lý do cô ấy là “gà” của ông bầu nhiều tai tiếng Vũ Khắc Tiệp nên vương miện không thể ngự trên đầu cô ấy hay không?
Đến thời điểm diễn ra đêm chung kết, chúng tôi không có cơ sở để kết luận bất cứ điều gì bất lợi cho thí sinh Huyền My liên quan đến những thông tin này. Và vì vậy, kết quả là khách quan. Có điều, Ban giám khảo chấm gương mặt và các tiêu chí khác của thí sinh trực diện, là gương mặt mộc, không son phấn, trang điểm.
Bản thân ông kỳ vọng như thế nào về Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên? Nhiều người hy vọng, Kỳ Duyên sẽ hoàn thiện từng ngày giống như Hoa hậu Ngọc Hân đã từng làm được sau khi đăng quang, ông có nghĩ như vậy không?
Khác cảm nhận của mọi người trên sân khấu, Ban giám khảo không bị nhiễu loạn bởi dư luận hay sắc đẹp diễm lệ của phấn son và trang phục, mà nhìn rõ cái cốt lõi bên trong của cái đẹp.
Đặc biệt quan tâm đến vẻ đẹp tiềm ẩn, vẻ đẹp mà thí sinh chưa biết cách trưng diện để lấy điểm trước mắt công chúng, vẻ đẹp chỉ chờ một bàn tay chuyên gia make up là phát lộ lên rực rỡ, vẻ đẹp bền lâu và đang độ lên hương. Đó là điều chúng tôi kỳ vọng ở Hoa hậu Kỳ Duyên.
Ngoài Hoa hậu, ông có ấn tượng đặc biệt nào với các thí sinh khác hay không?
Có chứ! Trong số các thí sinh vì lý do này hay lý do khác phải dừng cuộc chơi trên đấu trường sắc đẹp này, có nhiều người rất sáng giá và nếu như không bị vướng, được tham dự cuộc thi, họ sẽ rất tỏa sáng.
Cho nên tôi muốn khuyên các bạn trẻ xinh đẹp, nếu muốn tham gia các cuộc thi sắc đẹp thì hãy để cho cái đẹp phát triển tự nhiên, đừng can thiệp vào cái đẹp của tạo hóa, bởi sẽ phạm quy và bị loại khỏi cuộc chơi ngay khi bị phát hiện.
Cảm ơn ông!
Theo Đời sống & Pháp luật
Kinh Tế Việt Nam
“Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó.” (Bill Gates)
Wednesday, December 10, 2014
Monday, September 29, 2014
CHIẾN LƯỢC TĂNG LỢI NHUẬN BỀN VỮNG
Sở hữu bí quyết tăng lợi nhuận, nếu không sẽ hoàn lại tiền cho bạn
Kính gửi: BAN LÃNH ĐẠO CẤP CAO - CEO
Trong buổi tọa đàm tại Hội thảo CEO 3.0 tổ chức ngày 24/09/2014, một CEO đã nêu câu hỏi: "Doanh nghiệp Việt Nam đa phần là Doanh nghiệp nhỏ, vậy với kinh nghiệm của các diễn giả đã từng thành công tại Doanh nghiệp của mình, đề nghị diễn giả chia sẻ các vấn đề Doanh nghiệp nhỏ cần tập trung để tăng trưởng lợi nhuận bền vững"
Diễn giả của hội thảo cũng rất chân thành, cho biết bản thân mình cũng không biết rõ hết các cách thức để tăng lợi nhuận bền vững và đã chia sẻ một số vấn đề cần tập trung về: tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, quản trị rủi ro.....
Có lẽ các CEO đều muốn có câu trả lời cụ thể, rõ ràng để áp dụng vào thực tế.
Thực sự câu trả lời rõ ràng là có, đó chính là các bí quyết của các tỉ phú thành công trên thế giới, đi lên từ hai bàn tay trắng đã truyền lại cho chúng ta (T.Harv Eker, Bill Gates, Steve Jobs...). Các bí quyết này, bao gồm 5 yếu tố mà các CEO phải tập trung một cách đồng bộ để phát triển Công ty như sau:
Tăng khách tiềm năng (tăng lượng khách hàng tiềm năng biết đến sản phẩm/dịch vụ của Bạn)
Tăng tỉ lệ mua hàng (biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự của Bạn)
Tăng giá trị đơn hàng (tăng số tiền khách hàng mua trên một đơn hàng)
Tăng số lần khách hàng lặp lại mua.
Tăng tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu.
Nếu các Bạn đang "đau đầu" về tăng lợi nhuận của Công ty, mời Bạn tham gia khóa đào tạo:
Nếu các Bạn đang "đau đầu" về tăng lợi nhuận của Công ty, mời Bạn tham gia khóa đào tạo:
"CHIẾN LƯỢC TĂNG LỢI NHUẬN BỀN VỮNG"
Khóa học giúp các CEO sở hữu được các giải pháp để thực hiện 5 yếu tố nêu trên, nhằm tạo lợi nhuận bền vững cho Công ty.Lợi ích chương trình:
Các CEO tham gia nói gì về chương trình:
1. Ông Nguyễn Quốc Dũng - CEO - Công ty TNHH Dũng Sao Mai:
2. Ông Nguyễn Ngọc Minh Thy - Phó TGĐ - TỔNG CÔNG TY LIKSIN:
Tôi cám ơn vì sự nhiệt tình của Thầy Cửu trong khóa học: " Chiến lược tăng lợi nhuận - world class". Liksin đã có nhiều cơ hội hợp tác với Công Ty Trần Đình Cửu. Qua cách giảng dạy cũng như tư vấn, Thầy Cửu luôn hướng đến điều đơn giản và thiết thực để doanh nghiệp dễ dàng thực hiện được. Thầy không chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn mà còn hướng tới người thực hiện - Cách hướng dẫn để mọi người cùng thực hiện cùng đi theo 1 hướng - Liksin thấy may mắn vì đã có nhiều cơ hội hợp tác với Công Ty Trần Đình Cửu. Tôi đánh giá rất cao về phương pháp đào tạo của Công Ty Trần Đình Cửu.
3. Bà Trần Thùy Phương - Giám Đốc - DNTN TY TY:
Buổi học này là cơ hội cho Tôi, Tôi đã học hỏi rất nhiều điều hay từ khóa học: "Chiến lược tăng lợi nhuận - world class" này, nếu so với kiến thức học ở đại học 4 năm, Tôi đã học rất nhiều nhưng chưa vững chắc, vì mang tính lý thuyết - so với buổi học ngày hôm nay
Tôi dám nói buổi học có giá trị bằng 50% so với 4 năm học đại học của Tôi. Khóa học này, mang tính thực tế và đáp ứng nhu cầu đang cần của doanh nghiệp. Những kiến thức và phương pháp từ khóa học giúp Tôi hệ thống trong việc kinh doanh và cơ sở của mình.
Người trình bày: MBA Trần Đình Cửu - Giám đốc Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu với trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn về quản lý.
Học phí: Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay để được tài trợ 50% học phí.
Không cần lý do, đảm bảo hoàn tiền 100% học phí trong vòng 30 ngày nếu Bạn không hài lòng khi áp dụng những điều đã học vào thực tế Doanh nghiệp của mình, nhưng vẫn được giữ lại tài liệu đã nhận.
Ngày học: 04/10/2014 (thứ bảy), từ 08h30 - 18h30.
Địa điểm: tại 163A-165 Bàu Cát 1, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM.
MỌI CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Mr. Trần Đình Cửu
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TRẦN ĐÌNH CỬU
163A-165 Bàu Cát 1, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
HP: 0913918854 - 0909 839 466
Fax: (08) 38494638
Email: marketing03@tuvan999.com
Thiết kế và truyền thông bởi Filvietnam.com
Tuesday, September 16, 2014
Tỷ phú gốc Việt lọt top 1.000 người giàu nhất thế giới
Giá trị tài sản của ông Hoàng Kiều - tỷ phú Mỹ gốc Việt - vừa chạm mốc 2,8 tỷ USD, đưa doanh nhân 70 tuổi này vào top 1.000 tỷ phú giàu nhất thế giới của Forbes.
Theo thống kê của Forbes, kết thúc tuần giữa của tháng 9, ông Hoàng Kiều trở thành doanh nhân có tài sản tăng nhanh nhất trong danh sách tỷ phú của tạp chí này. Với 2,8 tỷ USD, ông Hoàng Kiều hiện là tỷ phú giàu thứ 633 thế giới.
Tài sản được thống kê của vị tỷ phú Mỹ gốc Việt này chủ yếu đến từ 183,6 triệu cổ phần của ông tại tập đoàn Shanghai RAAS - một công ty chuyên cung cấp các sản phẩm về huyết tương dùng cho ngành y dược đặt trụ sở tại Trung Quốc, tương đương 37% cổ phần của công ty.
Tỷ phú Hoàng Kiều là doanh nhân Mỹ gốc Việt, nhưng phần lớn nghiệp kinh doanh của ông lại là ở Trung Quốc. Ảnh: BBC.
Hoàng Kiều sinh ra tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, Quảng Trị trong một gia đình Nho giáo. Ông nội của tỷ phú này vốn là một vị quan của triều đình Huế. Khi lên 5 tuổi, Hoàng Kiều được chú là cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đưa vào Sài Gòn ăn học. Năm 1975, vài tháng sau khi đến Mỹ, ông xin được việc làm tại công ty dược phẩm Abbott. 5 năm sau, từ một nhân viên, ông đã bước lên vị trí giám đốc của bộ phận thử nghiệm và sản xuất sản phẩm làm từ huyết tương.
Công ty Abbott gửi ông đi học ngành Quản trị ở Đại học Santa Barbara từ năm 1976-1979. Trong vòng 14 năm sau đó, từ 1980 đến 1994, ông đã xây dựng 11 trung tâm thâu huyết tương tại Mỹ, chỉ thâu phần nguyên liệu chứ không chế biến thành sản phẩm cuối cùng.
Năm 1987, ông đặt nền móng cho cơ ngơi của mình tại Trung Quốc bằng việc thành lập Công ty sản xuất huyết tương Shanghai RAAS tại Thượng Hải. Đó là kết quả của nhiều năm trời làm việc mỗi ngày 20 tiếng của ông Hoàng Kiều.
So với con số thống kê trước đó của Forbes là 1,6 tỷ USD, gia tài của ông đã có mức tăng đáng kinh ngạc, đưa ông từ vị trí 1.078 lên 633. Đây cũng là lý do Forbes xếp ông ở vị trí cao dù theo thống kê, có tới 24 tỷ phú khác có cùng giá trị tài sản tương tự, xếp vị trí từ 631 đến 652.
Nguồn Zing
Theo thống kê của Forbes, kết thúc tuần giữa của tháng 9, ông Hoàng Kiều trở thành doanh nhân có tài sản tăng nhanh nhất trong danh sách tỷ phú của tạp chí này. Với 2,8 tỷ USD, ông Hoàng Kiều hiện là tỷ phú giàu thứ 633 thế giới.
Tài sản được thống kê của vị tỷ phú Mỹ gốc Việt này chủ yếu đến từ 183,6 triệu cổ phần của ông tại tập đoàn Shanghai RAAS - một công ty chuyên cung cấp các sản phẩm về huyết tương dùng cho ngành y dược đặt trụ sở tại Trung Quốc, tương đương 37% cổ phần của công ty.
Tỷ phú Hoàng Kiều là doanh nhân Mỹ gốc Việt, nhưng phần lớn nghiệp kinh doanh của ông lại là ở Trung Quốc. Ảnh: BBC.
Hoàng Kiều sinh ra tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, Quảng Trị trong một gia đình Nho giáo. Ông nội của tỷ phú này vốn là một vị quan của triều đình Huế. Khi lên 5 tuổi, Hoàng Kiều được chú là cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đưa vào Sài Gòn ăn học. Năm 1975, vài tháng sau khi đến Mỹ, ông xin được việc làm tại công ty dược phẩm Abbott. 5 năm sau, từ một nhân viên, ông đã bước lên vị trí giám đốc của bộ phận thử nghiệm và sản xuất sản phẩm làm từ huyết tương.
Công ty Abbott gửi ông đi học ngành Quản trị ở Đại học Santa Barbara từ năm 1976-1979. Trong vòng 14 năm sau đó, từ 1980 đến 1994, ông đã xây dựng 11 trung tâm thâu huyết tương tại Mỹ, chỉ thâu phần nguyên liệu chứ không chế biến thành sản phẩm cuối cùng.
Năm 1987, ông đặt nền móng cho cơ ngơi của mình tại Trung Quốc bằng việc thành lập Công ty sản xuất huyết tương Shanghai RAAS tại Thượng Hải. Đó là kết quả của nhiều năm trời làm việc mỗi ngày 20 tiếng của ông Hoàng Kiều.
So với con số thống kê trước đó của Forbes là 1,6 tỷ USD, gia tài của ông đã có mức tăng đáng kinh ngạc, đưa ông từ vị trí 1.078 lên 633. Đây cũng là lý do Forbes xếp ông ở vị trí cao dù theo thống kê, có tới 24 tỷ phú khác có cùng giá trị tài sản tương tự, xếp vị trí từ 631 đến 652.
Nguồn Zing
Sunday, September 14, 2014
Vàng có thể giảm sâu về mốc 30 triệu đồng/lượng?
75% dự báo cho rằng, tuần tới giá vàng thế giới sẽ tiếp tục giảm, đáy giá có thể về vùng 1.200 USD/oz, tương đương 30,69 triệu đồng/lượng.
Đa số các ý kiến dự báo giá vàng thế giới cho tuần tới, do Kitco News khảo sát, cho rằng giá sẽ giảm, nguyên nhân do sức mạnh của đồng USD được tăng cường và triển vọng gia tăng lãi suất.
Cụ thể, trong số 24 người đưa ra câu trả lời khảo sát, có 5 người dự báo giá vàng sẽ tăng, trong khi 18 người khác lại cho rằng giá vàng sẽ giảm mạnh và 1 người còn lại nhận định giá giao dịch sẽ đi ngang. Tham gia thị trường bao gồm các đại lý vàng, ngân hàng đầu tư, thương nhân kỳ hạn và các nhà phân tích kỹ thuật biểu đồ.
Tuần trước, đa số những người tham gia vào cuộc khảo sát đã dự báo giá vàng tuần 8-12/9 sẽ giảm nhẹ. Tính đến 11h30 EDT, giá vàng giao kỳ hạn tháng 12 trên sàn giao dịch Comex đã giảm khoảng 37 USD so với tuần trước.
Nói về giá vàng tuần tới, Charlie Nedoss, chiến lược gia thị trường cao cấp tại LaSalle Futures Group, cho biết giá vàng giảm xuống dưới mức 1.240 USD/oz hồi đầu tuần này là một xu hướng giảm kích hoạt. Hơn nữa, ông cho biết, sức mạnh của đồng USD đang đè nặng lên vàng, nguyên nhân là do Cục Dự trữ Liên bang có thể bắt đầu thay đổi chính sách của mình vào tuần tới tại cuộc họp Ủy ban thị trường mở liên bang cuối cùng tập trung vào vấn đề tăng lãi suất.
Charlie Nedoss cho biết: “Tôi không tin rằng giá sẽ gia tăng trong tuần tới, mà chúng sẽ có chiều hướng giảm. Và sự thực là đồng USD dang trở nên mạnh mẽ, lãi suất đang tăng lên và trong khi thị trường chứng khoán lại đang giảm dần. Nó có thể giảm từ 30 – 60 điểm. Có một điều duy nhất khiến giá vàng gia tăng đó là vấn đề lạm phát nguồn lương thực và năng lượng, nhưng vấn đề này đã được loại trừ”.
Những người dự báo giá vàng tuần tới sẽ gia tăng cho biết các đà tăng gần đây của đồng USD là quá trớn và thị trường vàng ngang nhiên bị bỏ qua vấn đề đang nóng trên toàn cầu như việc căng thẳng giữa Nga và Ukraine cũng như tại chiến trường giữa Syria và Iraq.
Còn Adrian Day, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, Adrian Day Asset Management, cho biết: “Tình hình địa chính trị là đang rất mong manh, khiến thị trường vàng không được quan tâm nhiều. Do đó, nó cũng thúc đẩy đồng USD trở nên mạnh mẽ hơn, tất nhiên điều này là tiêu cực đối với vàng, nhưng tình hình địa chính trị thường sẽ là động lực hỗ trợ vàng nhiều hơn là đồng USD”.
Bên cạnh đó, cuộc họp hai ngày của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang dự kiến diễn ra vào tuần tới sẽ tác động đến giá vàng vì cuộc họp này sẽ có nhiều bàn bạc liên quan đến thị trường tài chính và về tương lai của chính sách tiền tệ.
Robin Bhar, người đứng đầu nghiên cứu kim loại tại Societe Generale, cho biết đã có một sự thay đổi trong kỳ vọng tăng lãi suất của Fed trong tuần này, được thúc đẩy bởi một bài báo được xuất bản bởi San Francisco Fed, trong đó đề nghị kỳ vọng thị trường tăng lãi suất có nhiều u ám hơn so với dự báo của FOMC.
Robin Bhar cho hay, điều đó tạo thêm vào sức mạnh cho đồng USD gần đây, và tạo áp lực lên vàng, ông nói. Chỉ số đồng USD tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2013 trong tuần vừa qua.
Bhar còn cho biết, nếu Fed tăng lãi suất sẽ lại có áp lực đè nặng lên vàng.
Cũng xu hướng dự báo này, Bob Haberkorn, nhà môi giới hàng hóa cao cấp của RJO Futures, cho hay giá vàng sẽ giảm vì đồng USD mạnh lên cùng với triển vọng lãi suất của Mỹ.
Nhớ lại tuần vừa qua, giá vàng đã có rất ít phản ứng với cá sự kiện về địa chính trị, dù nhiều tin tức cho rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi các cuộc không kích chống lại Nhà nước Hồi giáo. Kevin Grady, Chủ tịch Phoenix Futures và Options, cho biết đó là một dấu hiệu giảm giá cho vàng.
Tuần qua, giá vàng đã giảm xuống ngưỡng 1.240-1.330 USD/oz, vốn là mức giá đã neo trong vài tháng qua. Haberkorn cho rằng, tuần tới giá vàng sẽ trong khoảng 1.200-1.220 USD/oz. Hơn nữa, nhu cầu vàng vật chất trên thị trường Trung Quốc và Ấn Độ hiện vẫn còn mờ nhạt.
Như thế, nếu giá vàng tuần tới sẽ giảm đúng như dự báo, đáy giá có thể là 1.200 USD/oz. Mức giá này quy đổi ra tiền Việt theo tỷ giá 21.230 đồng/USD, thì tương đương 30,69 triệu đồng/lượng. So với tuần vừa qua, mức giá dự báo này sẽ tương đương việc tuần sau vàng giảm 770.000 đồng/lượng. Nếu theo đúng quy luật lâu nay, giá vàng thế giới chi phối giá vàng trong nước, tuần tới giá vàng SJC cũng sẽ giảm mạnh./.
http://vov.vn/kinh-te/tuan-toi-gia-vang-co-the-giam-ve-moc-30-trieu-dongluong-351750.vov
Đa số các ý kiến dự báo giá vàng thế giới cho tuần tới, do Kitco News khảo sát, cho rằng giá sẽ giảm, nguyên nhân do sức mạnh của đồng USD được tăng cường và triển vọng gia tăng lãi suất.
Cụ thể, trong số 24 người đưa ra câu trả lời khảo sát, có 5 người dự báo giá vàng sẽ tăng, trong khi 18 người khác lại cho rằng giá vàng sẽ giảm mạnh và 1 người còn lại nhận định giá giao dịch sẽ đi ngang. Tham gia thị trường bao gồm các đại lý vàng, ngân hàng đầu tư, thương nhân kỳ hạn và các nhà phân tích kỹ thuật biểu đồ.
Tuần trước, đa số những người tham gia vào cuộc khảo sát đã dự báo giá vàng tuần 8-12/9 sẽ giảm nhẹ. Tính đến 11h30 EDT, giá vàng giao kỳ hạn tháng 12 trên sàn giao dịch Comex đã giảm khoảng 37 USD so với tuần trước.
Nói về giá vàng tuần tới, Charlie Nedoss, chiến lược gia thị trường cao cấp tại LaSalle Futures Group, cho biết giá vàng giảm xuống dưới mức 1.240 USD/oz hồi đầu tuần này là một xu hướng giảm kích hoạt. Hơn nữa, ông cho biết, sức mạnh của đồng USD đang đè nặng lên vàng, nguyên nhân là do Cục Dự trữ Liên bang có thể bắt đầu thay đổi chính sách của mình vào tuần tới tại cuộc họp Ủy ban thị trường mở liên bang cuối cùng tập trung vào vấn đề tăng lãi suất.
Charlie Nedoss cho biết: “Tôi không tin rằng giá sẽ gia tăng trong tuần tới, mà chúng sẽ có chiều hướng giảm. Và sự thực là đồng USD dang trở nên mạnh mẽ, lãi suất đang tăng lên và trong khi thị trường chứng khoán lại đang giảm dần. Nó có thể giảm từ 30 – 60 điểm. Có một điều duy nhất khiến giá vàng gia tăng đó là vấn đề lạm phát nguồn lương thực và năng lượng, nhưng vấn đề này đã được loại trừ”.
Những người dự báo giá vàng tuần tới sẽ gia tăng cho biết các đà tăng gần đây của đồng USD là quá trớn và thị trường vàng ngang nhiên bị bỏ qua vấn đề đang nóng trên toàn cầu như việc căng thẳng giữa Nga và Ukraine cũng như tại chiến trường giữa Syria và Iraq.
Còn Adrian Day, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, Adrian Day Asset Management, cho biết: “Tình hình địa chính trị là đang rất mong manh, khiến thị trường vàng không được quan tâm nhiều. Do đó, nó cũng thúc đẩy đồng USD trở nên mạnh mẽ hơn, tất nhiên điều này là tiêu cực đối với vàng, nhưng tình hình địa chính trị thường sẽ là động lực hỗ trợ vàng nhiều hơn là đồng USD”.
Bên cạnh đó, cuộc họp hai ngày của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang dự kiến diễn ra vào tuần tới sẽ tác động đến giá vàng vì cuộc họp này sẽ có nhiều bàn bạc liên quan đến thị trường tài chính và về tương lai của chính sách tiền tệ.
Robin Bhar, người đứng đầu nghiên cứu kim loại tại Societe Generale, cho biết đã có một sự thay đổi trong kỳ vọng tăng lãi suất của Fed trong tuần này, được thúc đẩy bởi một bài báo được xuất bản bởi San Francisco Fed, trong đó đề nghị kỳ vọng thị trường tăng lãi suất có nhiều u ám hơn so với dự báo của FOMC.
Robin Bhar cho hay, điều đó tạo thêm vào sức mạnh cho đồng USD gần đây, và tạo áp lực lên vàng, ông nói. Chỉ số đồng USD tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2013 trong tuần vừa qua.
Bhar còn cho biết, nếu Fed tăng lãi suất sẽ lại có áp lực đè nặng lên vàng.
Cũng xu hướng dự báo này, Bob Haberkorn, nhà môi giới hàng hóa cao cấp của RJO Futures, cho hay giá vàng sẽ giảm vì đồng USD mạnh lên cùng với triển vọng lãi suất của Mỹ.
Nhớ lại tuần vừa qua, giá vàng đã có rất ít phản ứng với cá sự kiện về địa chính trị, dù nhiều tin tức cho rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi các cuộc không kích chống lại Nhà nước Hồi giáo. Kevin Grady, Chủ tịch Phoenix Futures và Options, cho biết đó là một dấu hiệu giảm giá cho vàng.
Tuần qua, giá vàng đã giảm xuống ngưỡng 1.240-1.330 USD/oz, vốn là mức giá đã neo trong vài tháng qua. Haberkorn cho rằng, tuần tới giá vàng sẽ trong khoảng 1.200-1.220 USD/oz. Hơn nữa, nhu cầu vàng vật chất trên thị trường Trung Quốc và Ấn Độ hiện vẫn còn mờ nhạt.
Như thế, nếu giá vàng tuần tới sẽ giảm đúng như dự báo, đáy giá có thể là 1.200 USD/oz. Mức giá này quy đổi ra tiền Việt theo tỷ giá 21.230 đồng/USD, thì tương đương 30,69 triệu đồng/lượng. So với tuần vừa qua, mức giá dự báo này sẽ tương đương việc tuần sau vàng giảm 770.000 đồng/lượng. Nếu theo đúng quy luật lâu nay, giá vàng thế giới chi phối giá vàng trong nước, tuần tới giá vàng SJC cũng sẽ giảm mạnh./.
http://vov.vn/kinh-te/tuan-toi-gia-vang-co-the-giam-ve-moc-30-trieu-dongluong-351750.vov
Chuyên gia khuyến nghị bơm thêm tiền tươi và quyền lực cho công ty xử lý nợ xấu...?
Vài tuần trước, cán bộ một ngân hàng thương mại có trao đổi với VnEconomy, làm sao phản ánh được những thực tế khó khăn trong công tác xử lý nợ xấu, đặc biệt là trong việc giải quyết các thủ tục tòa án đối với tài sản thế chấp.
Đó là vướng mắc lớn mà các ngân hàng “không biết làm sao”, vì câu chuyện xây dựng và điều chỉnh các khuôn khổ pháp lý nằm ngoài khả năng của họ.
“Có thể chúng tôi sẽ trao đổi với các ngân hàng khác, làm sao đó để tạo được một tiếng nói chung cùng đưa ra đề xuất. Nếu tháo gỡ được khó khăn trong các thủ tục pháp lý xử lý tài sản đảm bảo, chắc chắn vấn đề nợ xấu sẽ được giải quyết nhanh hơn hiện nay nhiều”, cán bộ trên cho biết.
“Tăng lực” cho VAMC?
Khó khăn trên cũng được phản ánh tại buổi tọa đàm chuyên đề về nợ xấu diễn ra tại Hà Nội tuần qua. Một hướng đề xuất được chuyên gia Trần Du Lịch nhấn mạnh là cần “tăng lực” cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Cụ thể, TS. Trần Du Lịch đề xuất, cần tạo cơ chế đặc thù cho VAMC, như cho phép đơn vị này có những quyền hạn đặc biệt trong xử lý vướng mắc về tài sản bảo đảm; sang tên đổi chủ tài sản bất động sản.
Tiếp cận đề xuất này, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ băn khoăn: “Nếu có được quyền hạn đặc biệt để xử lý vướng mắc về tài sản bảo đảm nhanh hơn thì tốt quá. Nhưng tại sao lại là đặc quyền cho riêng VAMC mà không phải là cho các công ty quản lý tài sản (AMC) của các ngân hàng thương mại? Nếu đề xuất đó là tốt, tại sao anh không mở rộng?”.
Vị phó tổng này nhấn mạnh thêm, AMC của các ngân hàng mới là các đầu mối gốc cần được tháo gỡ vướng mắc đó, bởi họ đang sống trực tiếp với nợ xấu. “Nhất là các AMC phải xử lý các tài sản bảo đảm khó xơi, chứ các khoản nợ xấu “ngon” thì VAMC chọn mua cả rồi”.
Ở một đề xuất khác, chuyên gia Trần Du Lịch khuyến nghị cần “bơm” ngay tiền tươi cho VAMC, để công ty này có dòng tiền và thực hiện mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường. Nguồn tiền có thể vay nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu…
Nước ở xa, lửa bén gần
Với đề xuất trên, sau hơn hai năm câu chuyện xử lý nợ xấu dường như lại trở về vạch xuất phát: tiền đâu?
Khi ý tưởng thành lập VAMC xuất hiện đầu năm 2012, đã có nhiều tranh luận và quan ngại về nguồn tiền cho công ty này. Quan ngại chung là sử dụng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu, dù nợ xấu là vấn đề chung của nền kinh tế. Không sử dụng tiền ngân sách, qua trái phiếu đặc biệt là giải pháp chốt lại.
Nay, một lần nữa đề xuất bơm tiền, thậm chí có thể đi vay nước ngoài như ý kiến trên, lại được đặt ra.
Một chuyên gia VnEconomy tham vấn nói vui rằng: “Có bệnh nặng, ai chẳng mong được ra nước ngoài chữa trị. Vấn đề là chi phí như thế nào, có đủ sức để đi không, trong khi tổng giá trị của ví tiền đang có không thay đổi”.
Ý của chuyên gia này là, khi mà Quốc hội, Chính phủ đang phải đau đầu, căn ke từng li về trần nợ công, bội chi ngân sách mà đi vay vốn nước ngoài để xử lý nợ xấu thì e là khó. Khó nữa là các mức lãi suất vay vốn quốc tế những năm gần đây của Việt Nam không hề rẻ.
“Ngược lại, nếu cân đối trần nợ công tốt, vay nước ngoài dễ và lãi suất thấp thì tốt quá đi chứ, vì có được nguồn tiền cần thiết để xử lý một vấn đề nan giải chung cho nền kinh tế suốt thời gian qua. Ở đây là cân nhắc và lựa chọn cái nào mà thôi”, vị chuyên gia trên nói thêm.
Trong khi chuyện nguồn tiền để xử lý nợ xấu vẫn là “nước xa” (bởi đã từng tranh luận mấy năm qua mà chưa xong), thì “lửa gần” là nợ xấu vẫn tăng lên những tháng đầu năm nay, và có thể còn tăng nữa khi mà báo cáo tài chính một số ngân hàng có lưu ý là việc mở rộng vùng nhận diện nợ xấu theo Thông tư 09 sẽ đậm nét hơn từ quý 3 này.
Hiện chưa rõ “nước xa” có về hay không. Còn trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, lại tính đến một số biện pháp trước mắt có thể xem xét triển khai để sớm hỗ trợ xử lý nợ xấu.
Những vướng mắc trong thủ tục pháp lý, quy trình xử lý tài sản đảm bảo qua tòa án theo ông Phước cần sớm được tháo gỡ, đi cùng với cơ chế cụ thể để thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia, thành lập các trung tâm đấu giá để thúc đẩy việc phát mại tài sản…
Liên quan, chuyên gia này cho rằng Ngân hàng Nhà nước cũng cần xem xét nới quy định, không xếp các tài sản mà các tổ chức tín dụng thu hồi nợ, cấn trừ nợ vào nhóm tài sản cố định để buộc phải chịu các giới hạn liên quan. Hướng này sẽ góp phần giúp họ “dễ thở” hơn trong quá trình xử lý nợ xấu.
Thứ nữa, có thể xem xét kéo dài thời gian cho các tổ chức tín dụng thực hiện trích lập dự phòng cho khoản nợ xấu đã bán cho VAMC. Điều này giúp họ bớt áp lực trong bối cảnh hoạt động khó khăn, phải từng bước thực hiện cơ chế an toàn cao và chặt chẽ hơn. Và ở hướng này trước sau thì cũng chính tổ chức tín dụng tự xử lý các phần nợ đó.
Ngân hàng Nhà nước cũng cần mở rộng thực hiện tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng đã bán lại nợ và sở hữu trái phiếu đặc biệt của VAMC, theo cơ chế đã quy định.
Ông Phước cho rằng, hướng thúc đẩy trên có vẻ mâu thuẫn với tình hình dư thừa vốn trong hệ thống hiện nay. Song, với người kinh doanh như ngân hàng, không có đồng vốn nào gọi là thừa cả.
Bởi lẽ, khi tái cấp vốn, các ngân hàng có thêm nguồn vốn chi phí thấp hơn, có điều kiện để giảm chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận, để có thêm lực cho yêu cầu xử lý nợ xấu; hoặc như, nguồn vốn rẻ đó cũng góp phần nhất định để có thể giảm tiếp lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn.
http://vneconomy.vn/tai-chinh/trao-them-tien-va-quyen-de-xu-ly-no-xau-20140913114523712.htm
Đó là vướng mắc lớn mà các ngân hàng “không biết làm sao”, vì câu chuyện xây dựng và điều chỉnh các khuôn khổ pháp lý nằm ngoài khả năng của họ.
“Có thể chúng tôi sẽ trao đổi với các ngân hàng khác, làm sao đó để tạo được một tiếng nói chung cùng đưa ra đề xuất. Nếu tháo gỡ được khó khăn trong các thủ tục pháp lý xử lý tài sản đảm bảo, chắc chắn vấn đề nợ xấu sẽ được giải quyết nhanh hơn hiện nay nhiều”, cán bộ trên cho biết.
“Tăng lực” cho VAMC?
Khó khăn trên cũng được phản ánh tại buổi tọa đàm chuyên đề về nợ xấu diễn ra tại Hà Nội tuần qua. Một hướng đề xuất được chuyên gia Trần Du Lịch nhấn mạnh là cần “tăng lực” cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Cụ thể, TS. Trần Du Lịch đề xuất, cần tạo cơ chế đặc thù cho VAMC, như cho phép đơn vị này có những quyền hạn đặc biệt trong xử lý vướng mắc về tài sản bảo đảm; sang tên đổi chủ tài sản bất động sản.
Tiếp cận đề xuất này, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ băn khoăn: “Nếu có được quyền hạn đặc biệt để xử lý vướng mắc về tài sản bảo đảm nhanh hơn thì tốt quá. Nhưng tại sao lại là đặc quyền cho riêng VAMC mà không phải là cho các công ty quản lý tài sản (AMC) của các ngân hàng thương mại? Nếu đề xuất đó là tốt, tại sao anh không mở rộng?”.
Vị phó tổng này nhấn mạnh thêm, AMC của các ngân hàng mới là các đầu mối gốc cần được tháo gỡ vướng mắc đó, bởi họ đang sống trực tiếp với nợ xấu. “Nhất là các AMC phải xử lý các tài sản bảo đảm khó xơi, chứ các khoản nợ xấu “ngon” thì VAMC chọn mua cả rồi”.
Ở một đề xuất khác, chuyên gia Trần Du Lịch khuyến nghị cần “bơm” ngay tiền tươi cho VAMC, để công ty này có dòng tiền và thực hiện mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường. Nguồn tiền có thể vay nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu…
Nước ở xa, lửa bén gần
Với đề xuất trên, sau hơn hai năm câu chuyện xử lý nợ xấu dường như lại trở về vạch xuất phát: tiền đâu?
Khi ý tưởng thành lập VAMC xuất hiện đầu năm 2012, đã có nhiều tranh luận và quan ngại về nguồn tiền cho công ty này. Quan ngại chung là sử dụng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu, dù nợ xấu là vấn đề chung của nền kinh tế. Không sử dụng tiền ngân sách, qua trái phiếu đặc biệt là giải pháp chốt lại.
Nay, một lần nữa đề xuất bơm tiền, thậm chí có thể đi vay nước ngoài như ý kiến trên, lại được đặt ra.
Một chuyên gia VnEconomy tham vấn nói vui rằng: “Có bệnh nặng, ai chẳng mong được ra nước ngoài chữa trị. Vấn đề là chi phí như thế nào, có đủ sức để đi không, trong khi tổng giá trị của ví tiền đang có không thay đổi”.
Ý của chuyên gia này là, khi mà Quốc hội, Chính phủ đang phải đau đầu, căn ke từng li về trần nợ công, bội chi ngân sách mà đi vay vốn nước ngoài để xử lý nợ xấu thì e là khó. Khó nữa là các mức lãi suất vay vốn quốc tế những năm gần đây của Việt Nam không hề rẻ.
“Ngược lại, nếu cân đối trần nợ công tốt, vay nước ngoài dễ và lãi suất thấp thì tốt quá đi chứ, vì có được nguồn tiền cần thiết để xử lý một vấn đề nan giải chung cho nền kinh tế suốt thời gian qua. Ở đây là cân nhắc và lựa chọn cái nào mà thôi”, vị chuyên gia trên nói thêm.
Trong khi chuyện nguồn tiền để xử lý nợ xấu vẫn là “nước xa” (bởi đã từng tranh luận mấy năm qua mà chưa xong), thì “lửa gần” là nợ xấu vẫn tăng lên những tháng đầu năm nay, và có thể còn tăng nữa khi mà báo cáo tài chính một số ngân hàng có lưu ý là việc mở rộng vùng nhận diện nợ xấu theo Thông tư 09 sẽ đậm nét hơn từ quý 3 này.
Hiện chưa rõ “nước xa” có về hay không. Còn trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, lại tính đến một số biện pháp trước mắt có thể xem xét triển khai để sớm hỗ trợ xử lý nợ xấu.
Những vướng mắc trong thủ tục pháp lý, quy trình xử lý tài sản đảm bảo qua tòa án theo ông Phước cần sớm được tháo gỡ, đi cùng với cơ chế cụ thể để thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia, thành lập các trung tâm đấu giá để thúc đẩy việc phát mại tài sản…
Liên quan, chuyên gia này cho rằng Ngân hàng Nhà nước cũng cần xem xét nới quy định, không xếp các tài sản mà các tổ chức tín dụng thu hồi nợ, cấn trừ nợ vào nhóm tài sản cố định để buộc phải chịu các giới hạn liên quan. Hướng này sẽ góp phần giúp họ “dễ thở” hơn trong quá trình xử lý nợ xấu.
Thứ nữa, có thể xem xét kéo dài thời gian cho các tổ chức tín dụng thực hiện trích lập dự phòng cho khoản nợ xấu đã bán cho VAMC. Điều này giúp họ bớt áp lực trong bối cảnh hoạt động khó khăn, phải từng bước thực hiện cơ chế an toàn cao và chặt chẽ hơn. Và ở hướng này trước sau thì cũng chính tổ chức tín dụng tự xử lý các phần nợ đó.
Ngân hàng Nhà nước cũng cần mở rộng thực hiện tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng đã bán lại nợ và sở hữu trái phiếu đặc biệt của VAMC, theo cơ chế đã quy định.
Ông Phước cho rằng, hướng thúc đẩy trên có vẻ mâu thuẫn với tình hình dư thừa vốn trong hệ thống hiện nay. Song, với người kinh doanh như ngân hàng, không có đồng vốn nào gọi là thừa cả.
Bởi lẽ, khi tái cấp vốn, các ngân hàng có thêm nguồn vốn chi phí thấp hơn, có điều kiện để giảm chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận, để có thêm lực cho yêu cầu xử lý nợ xấu; hoặc như, nguồn vốn rẻ đó cũng góp phần nhất định để có thể giảm tiếp lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn.
http://vneconomy.vn/tai-chinh/trao-them-tien-va-quyen-de-xu-ly-no-xau-20140913114523712.htm
Hơn 3.000 người nhiệt tình tham gia mạng lưới phân phối để nhận tiền hoa hồng nhưng chỉ nhận được hoa hồng “ảo”
Chỉ cần bán được 15 bịch bột ngũ cốc giá 300.000 đồng (20.000 đồng/bịch), mỗi thành viên sẽ nhận được 50.000 đồng. Vì giá mặt hàng rẻ, dễ tiêu thụ, lại không cần bỏ vốn nhiều mà vẫn thu được lợi lớn nên hệ thống phân phối của Công ty TNHH Truyền thông Long Sơn (địa chỉ đăng ký giấy phép tại quận Bình Thạnh, TP HCM), do ông Hà Phương Bắc làm giám đốc, đã nhanh chóng phát triển rộng khắp cả nước. Chỉ trong 2 tháng, hơn 3.000 người đã đăng ký tham gia phân phối sản phẩm cho công ty. Tuy nhiên, đến hạn trả tiền hoa hồng, công ty khất lần và sau đó... biến mất.
“Đa cấp” trá hình
Chị Bùi Thị Hồng Thanh (quận 5, TP HCM) cho biết tháng 5-2014, được sự giới thiệu của bà Hoàng Thị Tín, Giám đốc Công ty TNHH MTV TM-DV Hoàng Tín Hảo (quận Gò Vấp, TP HCM), chị ký hợp đồng làm “thành viên (TV) tiêu dùng thông minh” chuyên phân phối bột ngũ cốc cho Công ty TNHH Truyền thông Long Sơn.
Theo hợp đồng, ngoài việc được chi trả 50.000 đồng khi bán 15 bịch ngũ cốc (quy thành 1 điểm), một tháng, mỗi TV phải giới thiệu cho công ty 1 TV mới. Khi TV mới gia nhập (gọi là F1), người giới thiệu được hưởng 50.000 đồng cho mỗi điểm mà TV ấy tiêu thụ. Khi F1 giới thiệu TV mới, người giới thiệu ban đầu vẫn tiếp tục nhận được 50.000 đồng/điểm cho tới cấp F6. Tuy nhiên, số tiền hoa hồng phải đạt 1 triệu đồng trở lên mới được công ty thanh toán.
Làm việc vất vả suốt mấy tháng trời nhưng những người lao động này chỉ nhận được hoa hồng “ảo”
“Bà Tín khẳng định công ty này có nhiều đại gia góp vốn, bà cũng có phần hùn nên tôi tin tưởng rủ thêm người thân, bạn bè tham gia. Đến nay, hệ thống của tôi có 503 người, hệ thống của con gái tôi có 1.080 người tham gia” - chị Thanh cho hay.
Tích cực bán hàng và tận dụng các mối quan hệ để mời gọi nhiều người tham gia mạng lưới phân phối nhưng rốt cuộc, khoản hoa hồng hứa hẹn chẳng thấy tăm hơi. “Sau nhiều lần hứa hẹn nhưng không thấy ông Bắc thực hiện, chiều 25-7, một số TV đến văn phòng Long Sơn (926 Trần Hưng Đạo, quận 5) để đòi nợ thì công ty đã dọn đi mất. Website công ty bị dỡ xuống và giám đốc cũng mất tăm” - anh Vũ Quang Minh Kỳ (Đồng Nai) lo lắng.
Không có thẩm quyền, vẫn đóng dấu tá lả!
Theo phản ánh của người lao động, từ khi họ gia nhập công ty, mọi hoạt động giao nhận hàng, ký kết hợp đồng đều thực hiện tại nhà bà Tín. Ban đầu, các TV được ký bản hợp đồng ghi tên Công ty TNHH Truyền thông Long Sơn, trụ sở tại 18 KDC Hoàng Hải, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP HCM do ông Hà Phương Bắc ký.
Đến đầu tháng 6, các TV được thông báo Long Sơn sẽ liên kết với một công ty khác để thành lập tập đoàn và đổi tên thành Công ty TNHH CP KT CN Cao Hoàn Mỹ, đồng thời chuyển địa điểm về 926 Trần Hưng Đạo. Từ đó, những hợp đồng ký kết đều được đóng dấu của Công ty Cao Hoàn Mỹ do “giám đốc” Hà Sỹ Nam ký.
Tuy nhiên, theo tài liệu chúng tôi có được, từ khi thành lập đến nay, đại diện pháp luật kiêm giám đốc Công ty Cao Hoàn Mỹ là bà Lê Thị Thu Hà. Bà Ai, kế toán trưởng Công ty Cao Hoàn Mỹ, cho biết con dấu trên hợp đồng đúng là của công ty nhưng khẳng định doanh nghiệp này không liên quan gì đến việc làm của ông Bắc và ông Nam.
Bà Ai giải thích: Lâu nay, Cao Hoàn Mỹ không hoạt động kinh doanh gì nên khi ông Bắc ngỏ ý thuê lại một phần mặt bằng (926 Trần Hưng Đạo) và muốn nhượng lại công ty, bà Hà đã đồng ý. Ngày 2-6, dù hai bên chưa ký kết hợp đồng chuyển nhượng công ty nhưng bà Hà đã lập biên bản bàn giao con dấu để ông Bắc làm thủ tục thay đổi tên người đại diện.
“Từ khi chuyển đến đây và tiếp quản con dấu, các nhân viên của Long Sơn sử dụng con dấu để đóng hợp đồng liên tục không nghỉ nhưng ông Bắc không chịu tiến hành thủ tục sang tên. Thấy không ổn, cuối tháng 7, chúng tôi đã đòi lại con dấu. Chúng tôi cũng đang làm hồ sơ kiện ông Bắc” - bà Ai cho biết.
Trao đổi với chúng tôi, ông Bắc khẳng định ông Hà Sỹ Nam chỉ là một nhân viên bình thường. Dự định sau khi chuyển nhượng xong, ông sẽ cho ông Nam làm giám đốc Công ty Cao Hoàn Mỹ. Song, do thủ tục chuyển nhượng rắc rối và hàng không ra được nên kế hoạch bị phá sản.
Hiện ông Bắc đã giải tán Công ty Long Sơn và về nhà ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khi chúng tôi hỏi về khoản tiền công làm việc suốt 2 tháng của các TV, ông Bắc nói: “Cứ để họ kiện cáo xong rồi mới tính”!
Bà Tín vô can?
Trao đổi với chúng tôi, bà Hoàng Thị Tín khẳng định mình vô can: “Vì thấy một số bất hợp lý trong hình thức kinh doanh của Công ty Long Sơn nên chính tôi đã khuyên mọi người không nên tham gia. Một số người nghe theo, còn một số hám lợi không nghe. Giờ mọi việc vỡ lở, thấy tôi là người có vị thế, có kinh tế nên họ đổ thừa để làm mất uy tín của tôi”.
Theo bà Tín, do ông Bắc mượn nhà bà làm nơi chứa hàng nên mới có việc các TV nhận hàng tại nhà bà và có phiếu xuất hàng để tên Công ty Hoàng Tín Hảo.
Bài và ảnh: Mai Chi
http://nld.com.vn/cong-doan/hang-ngan-nguoi-bi-lua-2014091421400255.htm
“Đa cấp” trá hình
Chị Bùi Thị Hồng Thanh (quận 5, TP HCM) cho biết tháng 5-2014, được sự giới thiệu của bà Hoàng Thị Tín, Giám đốc Công ty TNHH MTV TM-DV Hoàng Tín Hảo (quận Gò Vấp, TP HCM), chị ký hợp đồng làm “thành viên (TV) tiêu dùng thông minh” chuyên phân phối bột ngũ cốc cho Công ty TNHH Truyền thông Long Sơn.
Theo hợp đồng, ngoài việc được chi trả 50.000 đồng khi bán 15 bịch ngũ cốc (quy thành 1 điểm), một tháng, mỗi TV phải giới thiệu cho công ty 1 TV mới. Khi TV mới gia nhập (gọi là F1), người giới thiệu được hưởng 50.000 đồng cho mỗi điểm mà TV ấy tiêu thụ. Khi F1 giới thiệu TV mới, người giới thiệu ban đầu vẫn tiếp tục nhận được 50.000 đồng/điểm cho tới cấp F6. Tuy nhiên, số tiền hoa hồng phải đạt 1 triệu đồng trở lên mới được công ty thanh toán.
Làm việc vất vả suốt mấy tháng trời nhưng những người lao động này chỉ nhận được hoa hồng “ảo”
“Bà Tín khẳng định công ty này có nhiều đại gia góp vốn, bà cũng có phần hùn nên tôi tin tưởng rủ thêm người thân, bạn bè tham gia. Đến nay, hệ thống của tôi có 503 người, hệ thống của con gái tôi có 1.080 người tham gia” - chị Thanh cho hay.
Tích cực bán hàng và tận dụng các mối quan hệ để mời gọi nhiều người tham gia mạng lưới phân phối nhưng rốt cuộc, khoản hoa hồng hứa hẹn chẳng thấy tăm hơi. “Sau nhiều lần hứa hẹn nhưng không thấy ông Bắc thực hiện, chiều 25-7, một số TV đến văn phòng Long Sơn (926 Trần Hưng Đạo, quận 5) để đòi nợ thì công ty đã dọn đi mất. Website công ty bị dỡ xuống và giám đốc cũng mất tăm” - anh Vũ Quang Minh Kỳ (Đồng Nai) lo lắng.
Không có thẩm quyền, vẫn đóng dấu tá lả!
Theo phản ánh của người lao động, từ khi họ gia nhập công ty, mọi hoạt động giao nhận hàng, ký kết hợp đồng đều thực hiện tại nhà bà Tín. Ban đầu, các TV được ký bản hợp đồng ghi tên Công ty TNHH Truyền thông Long Sơn, trụ sở tại 18 KDC Hoàng Hải, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP HCM do ông Hà Phương Bắc ký.
Đến đầu tháng 6, các TV được thông báo Long Sơn sẽ liên kết với một công ty khác để thành lập tập đoàn và đổi tên thành Công ty TNHH CP KT CN Cao Hoàn Mỹ, đồng thời chuyển địa điểm về 926 Trần Hưng Đạo. Từ đó, những hợp đồng ký kết đều được đóng dấu của Công ty Cao Hoàn Mỹ do “giám đốc” Hà Sỹ Nam ký.
Tuy nhiên, theo tài liệu chúng tôi có được, từ khi thành lập đến nay, đại diện pháp luật kiêm giám đốc Công ty Cao Hoàn Mỹ là bà Lê Thị Thu Hà. Bà Ai, kế toán trưởng Công ty Cao Hoàn Mỹ, cho biết con dấu trên hợp đồng đúng là của công ty nhưng khẳng định doanh nghiệp này không liên quan gì đến việc làm của ông Bắc và ông Nam.
Bà Ai giải thích: Lâu nay, Cao Hoàn Mỹ không hoạt động kinh doanh gì nên khi ông Bắc ngỏ ý thuê lại một phần mặt bằng (926 Trần Hưng Đạo) và muốn nhượng lại công ty, bà Hà đã đồng ý. Ngày 2-6, dù hai bên chưa ký kết hợp đồng chuyển nhượng công ty nhưng bà Hà đã lập biên bản bàn giao con dấu để ông Bắc làm thủ tục thay đổi tên người đại diện.
“Từ khi chuyển đến đây và tiếp quản con dấu, các nhân viên của Long Sơn sử dụng con dấu để đóng hợp đồng liên tục không nghỉ nhưng ông Bắc không chịu tiến hành thủ tục sang tên. Thấy không ổn, cuối tháng 7, chúng tôi đã đòi lại con dấu. Chúng tôi cũng đang làm hồ sơ kiện ông Bắc” - bà Ai cho biết.
Trao đổi với chúng tôi, ông Bắc khẳng định ông Hà Sỹ Nam chỉ là một nhân viên bình thường. Dự định sau khi chuyển nhượng xong, ông sẽ cho ông Nam làm giám đốc Công ty Cao Hoàn Mỹ. Song, do thủ tục chuyển nhượng rắc rối và hàng không ra được nên kế hoạch bị phá sản.
Hiện ông Bắc đã giải tán Công ty Long Sơn và về nhà ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khi chúng tôi hỏi về khoản tiền công làm việc suốt 2 tháng của các TV, ông Bắc nói: “Cứ để họ kiện cáo xong rồi mới tính”!
Bà Tín vô can?
Trao đổi với chúng tôi, bà Hoàng Thị Tín khẳng định mình vô can: “Vì thấy một số bất hợp lý trong hình thức kinh doanh của Công ty Long Sơn nên chính tôi đã khuyên mọi người không nên tham gia. Một số người nghe theo, còn một số hám lợi không nghe. Giờ mọi việc vỡ lở, thấy tôi là người có vị thế, có kinh tế nên họ đổ thừa để làm mất uy tín của tôi”.
Theo bà Tín, do ông Bắc mượn nhà bà làm nơi chứa hàng nên mới có việc các TV nhận hàng tại nhà bà và có phiếu xuất hàng để tên Công ty Hoàng Tín Hảo.
Bài và ảnh: Mai Chi
http://nld.com.vn/cong-doan/hang-ngan-nguoi-bi-lua-2014091421400255.htm
Friday, September 12, 2014
Giá vàng trong nước lại chênh lệch lớn với giá vàng thế giới
Giá vàng tiếp tục đà giảm nhưng giảm chậm hơn giá vàng thế giới; lãi suất và tỷ giá bình quân liên ngân hàng giảm; trong khi đó tỷ giá thị trường tự do tăng nhẹ.
Thị trường vàng trong nước tiếp tục đà giảm so với ngày hôm qua, chính thức rời ngưỡng 36 triệu. Tính đến thời điểm 13h chiều nay, giá vàng mua vào cao nhất và thấp nhất trong ngày là 35,94 triệu đồng/lượng và 35,87 triệu đồng/lượng, giá vàng bán ra cao nhất và thấp nhất lần lượt là 36,01 triệu đồng/lượng và 35,94 triệu đồng/lượng. Giá vàng mua-bán tại thời điểm này là 35,90-35,95 triệu đồng/lượng, giá mua vào giảm 70.000 đồng/lượng và giảm 50.000 đồng/lượng đối với chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua. Chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới khoảng 4,2 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng so với chiều ngày 11/9. Giá vàng trong nước đang chịu sức ép giảm từ thị trường vàng quốc tế, nhưng giảm chậm hơn. Trong mấy tháng gần đây, chưa khi nào chênh giá vàng trong nước-thế giới lớn như hiện nay.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất bình quân bằng VND tiếp tục xu hướng giảm, lãi suất bình quân qua đêm, kỳ hạn 1 tuần, và kỳ hạn 1 tháng lần lượt là 1,90%/năm, 2,20%/năm, 3,23%/năm (cùng giảm 0,10% cho cả 3 kỳ hạn so với ngày hôm qua). Lãi suất bình quân kỳ hạn 3 tháng sau khi tăng nhẹ 0,02% ngày hôm qua thì hôm nay lại giảm 0,07% xuống còn 4,03%/năm. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng hôm nay ở mức 21.202 đồng/USD, giảm nhẹ 3 đồng so với hôm qua. Tính đến 13h hôm nay, tỷ giá ghi nhận ở mức 21.175-21.230 đồng/USD, giá mua vào giảm 5 đồng/USD, và giá bán ra không đổi so với ngày 11/9.
Tỷ giá trên thị trường tự do tăng so với hôm qua. Tính đến thời điểm 13h trưa ngày 11/9, tỷ giá mua-bán trên thị trường tự do là 21.210-21.225 đồng/1USD, giá mua vào tăng nhẹ 5 đồng/USD và giá bán ra tăng 10 đồng/USD so với hôm trước. Chênh lệch tỷ giá mua-bán là 15 đồng/1USD tăng 5 đồng so với ngày 11/9.
Tỷ giá tại hầu hết các NHTM không có biến động so với ngày hôm qua. Giá mua vào của các ngân hàng phổ biến ở mức 21.180 đồng/USD, giá bán ra phổ biến ở mức 21.230 đồng/USD.
Trên thị trường mở ngày 11/9, đối với nghiệp vụ Mua kỳ hạn giấy tờ có giá (Reverse Repo), không có khối lượng trúng thầu và đáo hạn. Dư nợ đối với nghiệp vụ này tính đến ngày 11/9 là 0 đồng.
Đối với nghiệp vụ Bán tín phiếu (Sell Outright), tổng khối lượng tín phiếu trúng thầu là 9.665 tỷ đồng (trong đó 3.000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày, lãi suất trúng thầu là 3,0%, không đổi so với ngày 10/9; 665 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 56 ngày với lãi suất 3,30% không đổi so với ngày 10/9; và 6.000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 91 ngày với lãi suất 3,90%); tổng khối lượng tín phiếu đáo hạn là 3.869 tỷ đồng. Như vậy, trong ngày NHNN hút ròng 5,796 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ Sell Outright.Tính chung trong ngày 11/9, NHNN tiếp tục hút 5.796 tỷ đồng trên thị trường OMO.
Nguyễn Lê
Theo Infonet
Thị trường vàng trong nước tiếp tục đà giảm so với ngày hôm qua, chính thức rời ngưỡng 36 triệu. Tính đến thời điểm 13h chiều nay, giá vàng mua vào cao nhất và thấp nhất trong ngày là 35,94 triệu đồng/lượng và 35,87 triệu đồng/lượng, giá vàng bán ra cao nhất và thấp nhất lần lượt là 36,01 triệu đồng/lượng và 35,94 triệu đồng/lượng. Giá vàng mua-bán tại thời điểm này là 35,90-35,95 triệu đồng/lượng, giá mua vào giảm 70.000 đồng/lượng và giảm 50.000 đồng/lượng đối với chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua. Chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới khoảng 4,2 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng so với chiều ngày 11/9. Giá vàng trong nước đang chịu sức ép giảm từ thị trường vàng quốc tế, nhưng giảm chậm hơn. Trong mấy tháng gần đây, chưa khi nào chênh giá vàng trong nước-thế giới lớn như hiện nay.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất bình quân bằng VND tiếp tục xu hướng giảm, lãi suất bình quân qua đêm, kỳ hạn 1 tuần, và kỳ hạn 1 tháng lần lượt là 1,90%/năm, 2,20%/năm, 3,23%/năm (cùng giảm 0,10% cho cả 3 kỳ hạn so với ngày hôm qua). Lãi suất bình quân kỳ hạn 3 tháng sau khi tăng nhẹ 0,02% ngày hôm qua thì hôm nay lại giảm 0,07% xuống còn 4,03%/năm. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng hôm nay ở mức 21.202 đồng/USD, giảm nhẹ 3 đồng so với hôm qua. Tính đến 13h hôm nay, tỷ giá ghi nhận ở mức 21.175-21.230 đồng/USD, giá mua vào giảm 5 đồng/USD, và giá bán ra không đổi so với ngày 11/9.
Tỷ giá trên thị trường tự do tăng so với hôm qua. Tính đến thời điểm 13h trưa ngày 11/9, tỷ giá mua-bán trên thị trường tự do là 21.210-21.225 đồng/1USD, giá mua vào tăng nhẹ 5 đồng/USD và giá bán ra tăng 10 đồng/USD so với hôm trước. Chênh lệch tỷ giá mua-bán là 15 đồng/1USD tăng 5 đồng so với ngày 11/9.
Tỷ giá tại hầu hết các NHTM không có biến động so với ngày hôm qua. Giá mua vào của các ngân hàng phổ biến ở mức 21.180 đồng/USD, giá bán ra phổ biến ở mức 21.230 đồng/USD.
Trên thị trường mở ngày 11/9, đối với nghiệp vụ Mua kỳ hạn giấy tờ có giá (Reverse Repo), không có khối lượng trúng thầu và đáo hạn. Dư nợ đối với nghiệp vụ này tính đến ngày 11/9 là 0 đồng.
Đối với nghiệp vụ Bán tín phiếu (Sell Outright), tổng khối lượng tín phiếu trúng thầu là 9.665 tỷ đồng (trong đó 3.000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày, lãi suất trúng thầu là 3,0%, không đổi so với ngày 10/9; 665 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 56 ngày với lãi suất 3,30% không đổi so với ngày 10/9; và 6.000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 91 ngày với lãi suất 3,90%); tổng khối lượng tín phiếu đáo hạn là 3.869 tỷ đồng. Như vậy, trong ngày NHNN hút ròng 5,796 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ Sell Outright.Tính chung trong ngày 11/9, NHNN tiếp tục hút 5.796 tỷ đồng trên thị trường OMO.
Nguyễn Lê
Theo Infonet
Subscribe to:
Posts (Atom)