Wednesday, December 10, 2014

Kỳ Duyên có nét đẹp trong sáng

Tiến sĩ, Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc - Trưởng ban Giám khảo Hoa hậu Việt Nam 2014 khẳng định, tân Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên toát lên nét đẹp trong sáng, thơ ngây, hồn nhiên và thuần khiết của cô gái mới lớn…
Với cương vị Trưởng ban Giám khảo, người có vai trò quan trọng nhất trong việc tìm ra chủ nhân của chiếc vương miện, ông cảm nhận ra sao về nhan sắc và trí tuệ của Nguyễn Cao Kỳ Duyên?
Nói về nhan sắc của tân Hoa hậu thì tôi thấy, ở Kỳ Duyên toát lên nét đẹp trong sáng, thơ ngây, hồn nhiên và thuần khiết của cô gái mới lớn, lần đầu tiên bước lên sân khấu, tập đi giày cao gót và catwalk.

Giống như một bông hoa chớm nở, đang độ lên hương, một vẻ đẹp tiềm ẩn chưa phát lộ hết. Chúng tôi tin tưởng rằng nó sẽ tiếp tục tỏa sáng trong thời gian tới. Vẻ đẹp này được phát lộ rất rõ nét trong gương mặt mộc, trong giao tiếp đời thường, bên cạnh các thí sinh khác chứ không phải trên sàn diễn vốn xa lạ với em, và đặc biệt với make up chưa được sự đầu tư tương xứng như những thí sinh khác.
Còn về trí tuệ, ở tuổi 18 của em, chúng tôi tin cậy và nhìn thấy sự phát triển trong tương lai của một học sinh giỏi phổ thông trung học chuyên Pháp của trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định; thi vào Đại học Ngoại thương đạt 25 điểm, 18 tuổi chưa một lần đi guốc cao gót, chỉ chăm lo học tập.
Ông có thể lý giải vì sao dư luận lại không đồng tình với nhan sắc tân Hoa hậu?
Nói thật là tôi thương Kỳ Duyên nhiều hơn. Sự ngỡ ngàng đến độ sững sờ khi nghe công bố kết quả được trao vương miện khiến em lúng túng, dở cười dở khóc vì sung sướng làm mọi người có cảm tưởng như em “hờ hững” với vương miện.
Sự tỏa sáng của em trong giờ phút đăng quang không được như các chị Á hậu 1 và Á hậu 2 là điều tương phản rất dễ nhận thấy. Em lại chịu thiệt thòi về make up, chưa được đầu tư như các thí sinh khác. Nếu trút hết phấn son, trang phục dạ hội, đặt em trong mối tương quan đó thì mọi người sẽ thấy trao vương miện cho em là thỏa đáng.
Không chỉ tôi mà toàn bộ các thành viên trong Ban Giám khảo đều thấy tự tin khi chọn em để trao vương miện. Bây giờ nếu được lựa chọn lại tôi dám chắc tất cả các thành viên Ban Giám khảo và cả Trưởng Ban tổ chức nữa cũng sẽ lựa chọn phương án này.
Tôi tôn trọng và thậm chí đồng tình với dư luận nếu tôi ở vào vị trí của mọi người là chỉ chấm Hoa hậu qua màn ảnh nhỏ, vào thời điểm đăng quang Hoa hậu. Bởi đó là thời điểm tân Hoa hậu thiếu sự tỏa sáng như các chị đã dày dạn trên đấu trường sắc đẹp, trên sàn diễn catwalk và tạo dáng điệu nghệ trước ánh đèn sân khấu...
Hoa hậu có nghị lực phi thường
Hoa hậu Kỳ Duyên tiết lộ, trước khi dự thi, cô ấy đã nỗ lực giảm 14kg để có được sắc vóc gọn gàng, tự tin dự thi Hoa hậu. Nếu Kỳ Duyên có khả năng tăng cân mất kiểm soát trở lại, thì BTC cuộc thi có lo ngại mất hình ảnh hoa hậu không? BTC đã tính đến phương án này chưa?
Tôi cho rằng đó là một nghị lực phi thường. Tôi có hỏi Tiến sĩ Lê Diệp Linh là: “Em giảm cân có bị rạn da không?”, thì nhà nhân trắc học trả lời là không hề bị rạn, rất chuẩn. Chứng tỏ em đã tập luyện rất miệt mài để giảm cân chứ không phải bằng sự trợ giúp của thần dược.
Với nghị lực đó, em sẽ làm được mọi thứ để đạt mục đích của mình chứ không chỉ riêng việc kiểm soát sự cân đối về hình thể của mình. Trong số các thí sinh cũng có một số em giảm cân “siêu tốc” và da bị rạn chằng chịt, rất khó coi.

Hình ảnh đời thường của Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Đừng can thiệp vào cái đẹp của tạo hóa
Nhiều người kỳ vọng Á hậu 1 Huyền My sẽ trở thành Hoa hậu, thực tế, trong đêm chung kết, Huyền My cũng thể hiện khá tốt. Nhưng có phải lý do cô ấy là “gà” của ông bầu nhiều tai tiếng Vũ Khắc Tiệp nên vương miện không thể ngự trên đầu cô ấy hay không?
Đến thời điểm diễn ra đêm chung kết, chúng tôi không có cơ sở để kết luận bất cứ điều gì bất lợi cho thí sinh Huyền My liên quan đến những thông tin này. Và vì vậy, kết quả là khách quan. Có điều, Ban giám khảo chấm gương mặt và các tiêu chí khác của thí sinh trực diện, là gương mặt mộc, không son phấn, trang điểm.
Bản thân ông kỳ vọng như thế nào về Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên? Nhiều người hy vọng, Kỳ Duyên sẽ hoàn thiện từng ngày giống như Hoa hậu Ngọc Hân đã từng làm được sau khi đăng quang, ông có nghĩ như vậy không?
Khác cảm nhận của mọi người trên sân khấu, Ban giám khảo không bị nhiễu loạn bởi dư luận hay sắc đẹp diễm lệ của phấn son và trang phục, mà nhìn rõ cái cốt lõi bên trong của cái đẹp.
Đặc biệt quan tâm đến vẻ đẹp tiềm ẩn, vẻ đẹp mà thí sinh chưa biết cách trưng diện để lấy điểm trước mắt công chúng, vẻ đẹp chỉ chờ một bàn tay chuyên gia make up là phát lộ lên rực rỡ, vẻ đẹp bền lâu và đang độ lên hương. Đó là điều chúng tôi kỳ vọng ở Hoa hậu Kỳ Duyên.
Ngoài Hoa hậu, ông có ấn tượng đặc biệt nào với các thí sinh khác hay không?
Có chứ! Trong số các thí sinh vì lý do này hay lý do khác phải dừng cuộc chơi trên đấu trường sắc đẹp này, có nhiều người rất sáng giá và nếu như không bị vướng, được tham dự cuộc thi, họ sẽ rất tỏa sáng.
Cho nên tôi muốn khuyên các bạn trẻ xinh đẹp, nếu muốn tham gia các cuộc thi sắc đẹp thì hãy để cho cái đẹp phát triển tự nhiên, đừng can thiệp vào cái đẹp của tạo hóa, bởi sẽ phạm quy và bị loại khỏi cuộc chơi ngay khi bị phát hiện.
Cảm ơn ông!


Theo Đời sống & Pháp luật

Monday, September 29, 2014

CHIẾN LƯỢC TĂNG LỢI NHUẬN BỀN VỮNG

Sở hữu bí quyết tăng lợi nhuận, nếu không sẽ hoàn lại tiền cho bạn
Kính gửi:     BAN LÃNH ĐẠO CẤP CAO - CEO





Trong buổi tọa đàm tại Hội thảo CEO 3.0 tổ chức ngày 24/09/2014, một CEO đã nêu câu hỏi: "Doanh nghiệp Việt Nam đa phần là Doanh nghiệp nhỏ, vậy với kinh nghiệm của các diễn giả đã từng thành công tại Doanh nghiệp của mình, đề nghị diễn giả chia sẻ các vấn đề Doanh nghiệp nhỏ cần tập trung để tăng trưởng lợi nhuận bền vững"

Diễn giả của hội thảo cũng rất chân thành, cho biết bản thân mình cũng không biết rõ hết các cách thức để tăng lợi nhuận bền vững và đã chia sẻ một số vấn đề cần tập trung về: tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, quản trị rủi ro.....
Có lẽ các CEO đều muốn có câu trả lời cụ thể, rõ ràng để áp dụng vào thực tế.
Thực sự câu trả lời rõ ràng là có, đó chính là các bí quyết của các tỉ phú thành công trên thế giới, đi lên từ hai bàn tay trắng đã truyền lại cho chúng ta (T.Harv Eker, Bill Gates, Steve Jobs...). Các bí quyết này, bao gồm 5 yếu tố mà các CEO phải tập trung một cách đồng bộ để phát triển Công ty như sau:
Tăng khách tiềm năng (tăng lượng khách hàng tiềm năng biết đến sản phẩm/dịch vụ của Bạn)
Tăng tỉ lệ mua hàng (biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự của Bạn)
Tăng giá trị đơn hàng (tăng số tiền khách hàng mua trên một đơn hàng)
Tăng số lần khách hàng lặp lại mua.
Tăng tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu.
Nếu các Bạn đang "đau đầu" về tăng lợi nhuận của Công ty, mời Bạn tham gia khóa đào tạo:


Nếu các Bạn đang "đau đầu" về tăng lợi nhuận của Công ty, mời Bạn tham gia khóa đào tạo:
 "CHIẾN LƯỢC TĂNG LỢI NHUẬN BỀN VỮNG" 
Khóa học giúp các CEO sở hữu được các giải pháp để thực hiện 5 yếu tố nêu trên, nhằm tạo lợi nhuận bền vững cho Công ty.

Lợi ích chương trình: 
Các CEO tham gia nói gì về chương trình:
1. Ông Nguyễn Quốc Dũng - CEO - Công ty TNHH Dũng Sao Mai:


2. Ông Nguyễn Ngọc Minh Thy - Phó TGĐ - TỔNG CÔNG TY LIKSIN:

Tôi cám ơn vì sự nhiệt tình của Thầy Cửu trong khóa học: " Chiến lược tăng lợi nhuận - world class". Liksin đã có nhiều cơ hội hợp tác với Công Ty Trần Đình Cửu. Qua cách giảng dạy cũng như tư vấn, Thầy Cửu luôn hướng đến điều đơn giản và thiết thực để doanh nghiệp dễ dàng thực hiện được. Thầy không chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn mà còn hướng tới người thực hiện - Cách hướng dẫn để mọi người cùng thực hiện cùng đi theo 1 hướng - Liksin thấy may mắn vì đã có nhiều cơ hội hợp tác với Công Ty Trần Đình Cửu. Tôi đánh giá rất cao về phương pháp đào tạo của Công Ty Trần Đình Cửu.
3. Bà Trần Thùy Phương - Giám Đốc - DNTN TY TY:

Buổi học này là cơ hội cho Tôi, Tôi đã học hỏi rất nhiều điều hay từ khóa học: "Chiến lược tăng lợi nhuận - world class" này, nếu so với kiến thức học ở đại học 4 năm, Tôi đã học rất nhiều nhưng chưa vững chắc, vì mang tính lý thuyết - so với buổi học ngày hôm nay
Tôi dám nói buổi học có giá trị bằng 50% so với 4 năm học đại học của Tôi. Khóa học này, mang tính thực tế và đáp ứng nhu cầu đang cần của doanh nghiệp. Những kiến thức và phương pháp từ khóa học giúp Tôi hệ thống trong việc kinh doanh và cơ sở của mình.
Người trình bày: MBA Trần Đình Cửu - Giám đốc Công ty TNHH Tư Vấn Trần Đình Cửu với trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn về quản lý.
Học phí: Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay để được tài trợ 50% học phí.
Không cần lý do, đảm bảo hoàn tiền 100% học phí trong vòng 30 ngày nếu Bạn không hài lòng khi áp dụng những điều đã học vào thực tế Doanh nghiệp của mình, nhưng vẫn được giữ lại tài liệu đã nhận.
Ngày học: 04/10/2014 (thứ bảy), từ 08h30 - 18h30.
Địa điểm: tại 163A-165 Bàu Cát 1, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM.
MỌI CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Mr. Trần Đình Cửu 
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TRẦN ĐÌNH CỬU
163A-165 Bàu Cát 1, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
HP: 0913918854 - 0909 839 466
Fax: (08) 38494638
Email: marketing03@tuvan999.com



Thiết kế và truyền thông bởi Filvietnam.com

Tuesday, September 16, 2014

Tỷ phú gốc Việt lọt top 1.000 người giàu nhất thế giới

Giá trị tài sản của ông Hoàng Kiều - tỷ phú Mỹ gốc Việt - vừa chạm mốc 2,8 tỷ USD, đưa doanh nhân 70 tuổi này vào top 1.000 tỷ phú giàu nhất thế giới của Forbes.
Theo thống kê của Forbes, kết thúc tuần giữa của tháng 9, ông Hoàng Kiều trở thành doanh nhân có tài sản tăng nhanh nhất trong danh sách tỷ phú của tạp chí này. Với 2,8 tỷ USD, ông Hoàng Kiều hiện là tỷ phú giàu thứ 633 thế giới.

Tài sản được thống kê của vị tỷ phú Mỹ gốc Việt này chủ yếu đến từ 183,6 triệu cổ phần của ông tại tập đoàn Shanghai RAAS - một công ty chuyên cung cấp các sản phẩm về huyết tương dùng cho ngành y dược đặt trụ sở tại Trung Quốc, tương đương 37% cổ phần của công ty.

Tỷ phú Hoàng Kiều là doanh nhân Mỹ gốc Việt, nhưng phần lớn nghiệp kinh doanh của ông lại là ở Trung Quốc. Ảnh: BBC.
Hoàng Kiều sinh ra tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, Quảng Trị trong một gia đình Nho giáo. Ông nội của tỷ phú này vốn là một vị quan của triều đình Huế. Khi lên 5 tuổi, Hoàng Kiều được chú là cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đưa vào Sài Gòn ăn học. Năm 1975, vài tháng sau khi đến Mỹ, ông xin được việc làm tại công ty dược phẩm Abbott. 5 năm sau, từ một nhân viên, ông đã bước lên vị trí giám đốc của bộ phận thử nghiệm và sản xuất sản phẩm làm từ huyết tương.

Công ty Abbott gửi ông đi học ngành Quản trị ở Đại học Santa Barbara từ năm 1976-1979. Trong vòng 14 năm sau đó, từ 1980 đến 1994, ông đã xây dựng 11 trung tâm thâu huyết tương tại Mỹ, chỉ thâu phần nguyên liệu chứ không chế biến thành sản phẩm cuối cùng.

Năm 1987, ông đặt nền móng cho cơ ngơi của mình tại Trung Quốc bằng việc thành lập Công ty sản xuất huyết tương Shanghai RAAS tại Thượng Hải. Đó là kết quả của nhiều năm trời làm việc mỗi ngày 20 tiếng của ông Hoàng Kiều.

So với con số thống kê trước đó của Forbes là 1,6 tỷ USD, gia tài của ông đã có mức tăng đáng kinh ngạc, đưa ông từ vị trí 1.078 lên 633. Đây cũng là lý do Forbes xếp ông ở vị trí cao dù theo thống kê, có tới 24 tỷ phú khác có cùng giá trị tài sản tương tự, xếp vị trí từ 631 đến 652.
Nguồn Zing

Sunday, September 14, 2014

Vàng có thể giảm sâu về mốc 30 triệu đồng/lượng?

75% dự báo cho rằng, tuần tới giá vàng thế giới sẽ tiếp tục giảm, đáy giá có thể về vùng 1.200 USD/oz, tương đương 30,69 triệu đồng/lượng.

Đa số các ý kiến dự báo giá vàng thế giới cho tuần tới, do Kitco News khảo sát, cho rằng giá ​sẽ giảm, nguyên nhân do sức mạnh của đồng USD được tăng cường và triển vọng gia tăng lãi suất.

Cụ thể, trong số 24 người đưa ra câu trả lời khảo sát, có 5 người dự báo giá vàng sẽ tăng, trong khi 18 người khác lại cho rằng giá vàng sẽ giảm mạnh và 1 người còn lại nhận định giá giao dịch sẽ đi ngang. Tham gia thị trường bao gồm các đại lý vàng, ngân hàng đầu tư, thương nhân kỳ hạn và các nhà phân tích kỹ thuật biểu đồ.

Tuần trước, đa số những người tham gia vào cuộc khảo sát đã dự báo giá vàng tuần 8-12/9 sẽ giảm nhẹ. Tính đến 11h30 EDT, giá vàng giao kỳ hạn tháng 12 trên sàn giao dịch Comex đã giảm khoảng 37 USD so với tuần trước.

Nói về giá vàng tuần tới, Charlie Nedoss, chiến lược gia thị trường cao cấp tại LaSalle Futures Group, cho biết giá vàng giảm xuống dưới mức 1.240 USD/oz hồi đầu tuần này là một xu hướng giảm kích hoạt. Hơn nữa, ông cho biết, sức mạnh của đồng USD đang đè nặng lên vàng, nguyên nhân là do Cục Dự trữ Liên bang có thể bắt đầu thay đổi chính sách của mình vào tuần tới tại cuộc họp Ủy ban thị trường mở liên bang cuối cùng tập trung vào vấn đề tăng lãi suất.

Charlie Nedoss cho biết: “Tôi không tin rằng giá sẽ gia tăng trong tuần tới, mà chúng sẽ có chiều hướng giảm. Và sự thực là đồng USD dang trở nên mạnh mẽ, lãi suất đang tăng lên và trong khi thị trường chứng khoán lại đang giảm dần. Nó có thể giảm từ 30 – 60 điểm. Có một điều duy nhất khiến giá vàng gia tăng đó là vấn đề lạm phát nguồn lương thực và năng lượng, nhưng vấn đề này đã được loại trừ”.

Những người dự báo giá vàng tuần tới sẽ gia tăng cho biết các đà tăng gần đây của đồng USD là quá trớn và thị trường vàng ngang nhiên bị bỏ qua vấn đề đang nóng trên toàn cầu như việc căng thẳng giữa Nga và Ukraine cũng như tại chiến trường giữa Syria và Iraq.

Còn Adrian Day, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, Adrian Day Asset Management, cho biết: “Tình hình địa chính trị là đang rất mong manh, khiến thị trường vàng không được quan tâm nhiều. Do đó, nó cũng thúc đẩy đồng USD trở nên mạnh mẽ hơn, tất nhiên điều này là tiêu cực đối với vàng, nhưng tình hình địa chính trị thường sẽ là động lực hỗ trợ vàng nhiều hơn là đồng USD”.

Bên cạnh đó, cuộc họp hai ngày của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang dự kiến diễn ra vào tuần tới sẽ tác động đến giá vàng vì cuộc họp này sẽ có nhiều bàn bạc liên quan đến thị trường tài chính và về tương lai của chính sách tiền tệ.

Robin Bhar, người đứng đầu nghiên cứu kim loại tại Societe Generale, cho biết đã có một sự thay đổi trong kỳ vọng tăng lãi suất của Fed trong tuần này, được thúc đẩy bởi một bài báo được xuất bản bởi San Francisco Fed, trong đó đề nghị kỳ vọng thị trường tăng lãi suất có nhiều u ám hơn so với dự báo của FOMC.

Robin Bhar cho hay, điều đó tạo thêm vào sức mạnh cho đồng USD gần đây, và tạo áp lực lên vàng, ông nói. Chỉ số đồng USD tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2013 trong tuần vừa qua.

Bhar còn cho biết, nếu Fed tăng lãi suất sẽ lại có áp lực đè nặng lên vàng.

Cũng xu hướng dự báo này, Bob Haberkorn, nhà môi giới hàng hóa cao cấp của RJO Futures, cho hay giá vàng sẽ giảm vì đồng USD mạnh lên cùng với triển vọng lãi suất của Mỹ.

Nhớ lại tuần vừa qua, giá vàng đã có rất ít phản ứng với cá sự kiện về địa chính trị, dù nhiều tin tức cho rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi các cuộc không kích chống lại Nhà nước Hồi giáo. Kevin Grady, Chủ tịch Phoenix Futures và Options, cho biết đó là một dấu hiệu giảm giá cho vàng.

Tuần qua, giá vàng đã giảm xuống ngưỡng 1.240-1.330 USD/oz, vốn là mức giá đã neo trong vài tháng qua. Haberkorn cho rằng, tuần tới giá vàng sẽ trong khoảng 1.200-1.220 USD/oz. Hơn nữa, nhu cầu vàng vật chất trên thị trường Trung Quốc và Ấn Độ hiện vẫn còn mờ nhạt.

Như thế, nếu giá vàng tuần tới sẽ giảm đúng như dự báo, đáy giá có thể là 1.200 USD/oz. Mức giá này quy đổi ra tiền Việt theo tỷ giá 21.230 đồng/USD, thì tương đương 30,69 triệu đồng/lượng. So với tuần vừa qua, mức giá dự báo này sẽ tương đương việc tuần sau vàng giảm 770.000 đồng/lượng. Nếu theo đúng quy luật lâu nay, giá vàng thế giới chi phối giá vàng trong nước, tuần tới giá vàng SJC cũng sẽ giảm mạnh./.

http://vov.vn/kinh-te/tuan-toi-gia-vang-co-the-giam-ve-moc-30-trieu-dongluong-351750.vov

Chuyên gia khuyến nghị bơm thêm tiền tươi và quyền lực cho công ty xử lý nợ xấu...?

Vài tuần trước, cán bộ một ngân hàng thương mại có trao đổi với VnEconomy, làm sao phản ánh được những thực tế khó khăn trong công tác xử lý nợ xấu, đặc biệt là trong việc giải quyết các thủ tục tòa án đối với tài sản thế chấp.

Đó là vướng mắc lớn mà các ngân hàng “không biết làm sao”, vì câu chuyện xây dựng và điều chỉnh các khuôn khổ pháp lý nằm ngoài khả năng của họ.

“Có thể chúng tôi sẽ trao đổi với các ngân hàng khác, làm sao đó để tạo được một tiếng nói chung cùng đưa ra đề xuất. Nếu tháo gỡ được khó khăn trong các thủ tục pháp lý xử lý tài sản đảm bảo, chắc chắn vấn đề nợ xấu sẽ được giải quyết nhanh hơn hiện nay nhiều”, cán bộ trên cho biết.

“Tăng lực” cho VAMC?

Khó khăn trên cũng được phản ánh tại buổi tọa đàm chuyên đề về nợ xấu diễn ra tại Hà Nội tuần qua. Một hướng đề xuất được chuyên gia Trần Du Lịch nhấn mạnh là cần “tăng lực” cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Cụ thể, TS. Trần Du Lịch đề xuất, cần tạo cơ chế đặc thù cho VAMC, như cho phép đơn vị này có những quyền hạn đặc biệt trong xử lý vướng mắc về tài sản bảo đảm; sang tên đổi chủ tài sản bất động sản.

Tiếp cận đề xuất này, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ băn khoăn: “Nếu có được quyền hạn đặc biệt để xử lý vướng mắc về tài sản bảo đảm nhanh hơn thì tốt quá. Nhưng tại sao lại là đặc quyền cho riêng VAMC mà không phải là cho các công ty quản lý tài sản (AMC) của các ngân hàng thương mại? Nếu đề xuất đó là tốt, tại sao anh không mở rộng?”.

Vị phó tổng này nhấn mạnh thêm, AMC của các ngân hàng mới là các đầu mối gốc cần được tháo gỡ vướng mắc đó, bởi họ đang sống trực tiếp với nợ xấu. “Nhất là các AMC phải xử lý các tài sản bảo đảm khó xơi, chứ các khoản nợ xấu “ngon” thì VAMC chọn mua cả rồi”.

Ở một đề xuất khác, chuyên gia Trần Du Lịch khuyến nghị cần “bơm” ngay tiền tươi cho VAMC, để công ty này có dòng tiền và thực hiện mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường. Nguồn tiền có thể vay nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu…

Nước ở xa, lửa bén gần

Với đề xuất trên, sau hơn hai năm câu chuyện xử lý nợ xấu dường như lại trở về vạch xuất phát: tiền đâu?

Khi ý tưởng thành lập VAMC xuất hiện đầu năm 2012, đã có nhiều tranh luận và quan ngại về nguồn tiền cho công ty này. Quan ngại chung là sử dụng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu, dù nợ xấu là vấn đề chung của nền kinh tế. Không sử dụng tiền ngân sách, qua trái phiếu đặc biệt là giải pháp chốt lại.

Nay, một lần nữa đề xuất bơm tiền, thậm chí có thể đi vay nước ngoài như ý kiến trên, lại được đặt ra.

Một chuyên gia VnEconomy tham vấn nói vui rằng: “Có bệnh nặng, ai chẳng mong được ra nước ngoài chữa trị. Vấn đề là chi phí như thế nào, có đủ sức để đi không, trong khi tổng giá trị của ví tiền đang có không thay đổi”.

Ý của chuyên gia này là, khi mà Quốc hội, Chính phủ đang phải đau đầu, căn ke từng li về trần nợ công, bội chi ngân sách mà đi vay vốn nước ngoài để xử lý nợ xấu thì e là khó. Khó nữa là các mức lãi suất vay vốn quốc tế những năm gần đây của Việt Nam không hề rẻ.

“Ngược lại, nếu cân đối trần nợ công tốt, vay nước ngoài dễ và lãi suất thấp thì tốt quá đi chứ, vì có được nguồn tiền cần thiết để xử lý một vấn đề nan giải chung cho nền kinh tế suốt thời gian qua. Ở đây là cân nhắc và lựa chọn cái nào mà thôi”, vị chuyên gia trên nói thêm.

Trong khi chuyện nguồn tiền để xử lý nợ xấu vẫn là “nước xa” (bởi đã từng tranh luận mấy năm qua mà chưa xong), thì “lửa gần” là nợ xấu vẫn tăng lên những tháng đầu năm nay, và có thể còn tăng nữa khi mà báo cáo tài chính một số ngân hàng có lưu ý là việc mở rộng vùng nhận diện nợ xấu theo Thông tư 09 sẽ đậm nét hơn từ quý 3 này.

Hiện chưa rõ “nước xa” có về hay không. Còn trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, lại tính đến một số biện pháp trước mắt có thể xem xét triển khai để sớm hỗ trợ xử lý nợ xấu.

Những vướng mắc trong thủ tục pháp lý, quy trình xử lý tài sản đảm bảo qua tòa án theo ông Phước cần sớm được tháo gỡ, đi cùng với cơ chế cụ thể để thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia, thành lập các trung tâm đấu giá để thúc đẩy việc phát mại tài sản…

Liên quan, chuyên gia này cho rằng Ngân hàng Nhà nước cũng cần xem xét nới quy định, không xếp các tài sản mà các tổ chức tín dụng thu hồi nợ, cấn trừ nợ vào nhóm tài sản cố định để buộc phải chịu các giới hạn liên quan. Hướng này sẽ góp phần giúp họ “dễ thở” hơn trong quá trình xử lý nợ xấu.

Thứ nữa, có thể xem xét kéo dài thời gian cho các tổ chức tín dụng thực hiện trích lập dự phòng cho khoản nợ xấu đã bán cho VAMC. Điều này giúp họ bớt áp lực trong bối cảnh hoạt động khó khăn, phải từng bước thực hiện cơ chế an toàn cao và chặt chẽ hơn. Và ở hướng này trước sau thì cũng chính tổ chức tín dụng tự xử lý các phần nợ đó.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần mở rộng thực hiện tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng đã bán lại nợ và sở hữu trái phiếu đặc biệt của VAMC, theo cơ chế đã quy định.

Ông Phước cho rằng, hướng thúc đẩy trên có vẻ mâu thuẫn với tình hình dư thừa vốn trong hệ thống hiện nay. Song, với người kinh doanh như ngân hàng, không có đồng vốn nào gọi là thừa cả.

Bởi lẽ, khi tái cấp vốn, các ngân hàng có thêm nguồn vốn chi phí thấp hơn, có điều kiện để giảm chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận, để có thêm lực cho yêu cầu xử lý nợ xấu; hoặc như, nguồn vốn rẻ đó cũng góp phần nhất định để có thể giảm tiếp lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn.
http://vneconomy.vn/tai-chinh/trao-them-tien-va-quyen-de-xu-ly-no-xau-20140913114523712.htm

Hơn 3.000 người nhiệt tình tham gia mạng lưới phân phối để nhận tiền hoa hồng nhưng chỉ nhận được hoa hồng “ảo”

Chỉ cần bán được 15 bịch bột ngũ cốc giá 300.000 đồng (20.000 đồng/bịch), mỗi thành viên sẽ nhận được 50.000 đồng. Vì giá mặt hàng rẻ, dễ tiêu thụ, lại không cần bỏ vốn nhiều mà vẫn thu được lợi lớn nên hệ thống phân phối của Công ty TNHH Truyền thông Long Sơn (địa chỉ đăng ký giấy phép tại quận Bình Thạnh, TP HCM), do ông Hà Phương Bắc làm giám đốc, đã nhanh chóng phát triển rộng khắp cả nước. Chỉ trong 2 tháng, hơn 3.000 người đã đăng ký tham gia phân phối sản phẩm cho công ty. Tuy nhiên, đến hạn trả tiền hoa hồng, công ty khất lần và sau đó... biến mất.

“Đa cấp” trá hình

Chị Bùi Thị Hồng Thanh (quận 5, TP HCM) cho biết tháng 5-2014, được sự giới thiệu của bà Hoàng Thị Tín, Giám đốc Công ty TNHH MTV TM-DV Hoàng Tín Hảo (quận Gò Vấp, TP HCM), chị ký hợp đồng làm “thành viên (TV) tiêu dùng thông minh” chuyên phân phối bột ngũ cốc cho Công ty TNHH Truyền thông Long Sơn.

Theo hợp đồng, ngoài việc được chi trả 50.000 đồng khi bán 15 bịch ngũ cốc (quy thành 1 điểm), một tháng, mỗi TV phải giới thiệu cho công ty 1 TV mới. Khi TV mới gia nhập (gọi là F1), người giới thiệu được hưởng 50.000 đồng cho mỗi điểm mà TV ấy tiêu thụ. Khi F1 giới thiệu TV mới, người giới thiệu ban đầu vẫn tiếp tục nhận được 50.000 đồng/điểm cho tới cấp F6. Tuy nhiên, số tiền hoa hồng phải đạt 1 triệu đồng trở lên mới được công ty thanh toán.

Làm việc vất vả suốt mấy tháng trời nhưng những người lao động này chỉ nhận được hoa hồng “ảo”
“Bà Tín khẳng định công ty này có nhiều đại gia góp vốn, bà cũng có phần hùn nên tôi tin tưởng rủ thêm người thân, bạn bè tham gia. Đến nay, hệ thống của tôi có 503 người, hệ thống của con gái tôi có 1.080 người tham gia” - chị Thanh cho hay.

Tích cực bán hàng và tận dụng các mối quan hệ để mời gọi nhiều người tham gia mạng lưới phân phối nhưng rốt cuộc, khoản hoa hồng hứa hẹn chẳng thấy tăm hơi. “Sau nhiều lần hứa hẹn nhưng không thấy ông Bắc thực hiện, chiều 25-7, một số TV đến văn phòng Long Sơn (926 Trần Hưng Đạo, quận 5) để đòi nợ thì công ty đã dọn đi mất. Website công ty bị dỡ xuống và giám đốc cũng mất tăm” - anh Vũ Quang Minh Kỳ (Đồng Nai) lo lắng.

Không có thẩm quyền, vẫn đóng dấu tá lả!

Theo phản ánh của người lao động, từ khi họ gia nhập công ty, mọi hoạt động giao nhận hàng, ký kết hợp đồng đều thực hiện tại nhà bà Tín. Ban đầu, các TV được ký bản hợp đồng ghi tên Công ty TNHH Truyền thông Long Sơn, trụ sở tại 18 KDC Hoàng Hải, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP HCM do ông Hà Phương Bắc ký.

Đến đầu tháng 6, các TV được thông báo Long Sơn sẽ liên kết với một công ty khác để thành lập tập đoàn và đổi tên thành Công ty TNHH CP KT CN Cao Hoàn Mỹ, đồng thời chuyển địa điểm về 926 Trần Hưng Đạo. Từ đó, những hợp đồng ký kết đều được đóng dấu của Công ty Cao Hoàn Mỹ do “giám đốc” Hà Sỹ Nam ký.

Tuy nhiên, theo tài liệu chúng tôi có được, từ khi thành lập đến nay, đại diện pháp luật kiêm giám đốc Công ty Cao Hoàn Mỹ là bà Lê Thị Thu Hà. Bà Ai, kế toán trưởng Công ty Cao Hoàn Mỹ, cho biết con dấu trên hợp đồng đúng là của công ty nhưng khẳng định doanh nghiệp này không liên quan gì đến việc làm của ông Bắc và ông Nam.

Bà Ai giải thích: Lâu nay, Cao Hoàn Mỹ không hoạt động kinh doanh gì nên khi ông Bắc ngỏ ý thuê lại một phần mặt bằng (926 Trần Hưng Đạo) và muốn nhượng lại công ty, bà Hà đã đồng ý. Ngày 2-6, dù hai bên chưa ký kết hợp đồng chuyển nhượng công ty nhưng bà Hà đã lập biên bản bàn giao con dấu để ông Bắc làm thủ tục thay đổi tên người đại diện.

“Từ khi chuyển đến đây và tiếp quản con dấu, các nhân viên của Long Sơn sử dụng con dấu để đóng hợp đồng liên tục không nghỉ nhưng ông Bắc không chịu tiến hành thủ tục sang tên. Thấy không ổn, cuối tháng 7, chúng tôi đã đòi lại con dấu. Chúng tôi cũng đang làm hồ sơ kiện ông Bắc” - bà Ai cho biết.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bắc khẳng định ông Hà Sỹ Nam chỉ là một nhân viên bình thường. Dự định sau khi chuyển nhượng xong, ông sẽ cho ông Nam làm giám đốc Công ty Cao Hoàn Mỹ. Song, do thủ tục chuyển nhượng rắc rối và hàng không ra được nên kế hoạch bị phá sản.

Hiện ông Bắc đã giải tán Công ty Long Sơn và về nhà ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khi chúng tôi hỏi về khoản tiền công làm việc suốt 2 tháng của các TV, ông Bắc nói: “Cứ để họ kiện cáo xong rồi mới tính”!

Bà Tín vô can?

Trao đổi với chúng tôi, bà Hoàng Thị Tín khẳng định mình vô can: “Vì thấy một số bất hợp lý trong hình thức kinh doanh của Công ty Long Sơn nên chính tôi đã khuyên mọi người không nên tham gia. Một số người nghe theo, còn một số hám lợi không nghe. Giờ mọi việc vỡ lở, thấy tôi là người có vị thế, có kinh tế nên họ đổ thừa để làm mất uy tín của tôi”.

Theo bà Tín, do ông Bắc mượn nhà bà làm nơi chứa hàng nên mới có việc các TV nhận hàng tại nhà bà và có phiếu xuất hàng để tên Công ty Hoàng Tín Hảo.



Bài và ảnh: Mai Chi
http://nld.com.vn/cong-doan/hang-ngan-nguoi-bi-lua-2014091421400255.htm

Friday, September 12, 2014

Giá vàng trong nước lại chênh lệch lớn với giá vàng thế giới

Giá vàng tiếp tục đà giảm nhưng giảm chậm hơn giá vàng thế giới; lãi suất và tỷ giá bình quân liên ngân hàng giảm; trong khi đó tỷ giá thị trường tự do tăng nhẹ.
Thị trường vàng trong nước tiếp tục đà giảm so với ngày hôm qua, chính thức rời ngưỡng 36 triệu. Tính đến thời điểm 13h chiều nay, giá vàng mua vào cao nhất và thấp nhất trong ngày là 35,94 triệu đồng/lượng và 35,87 triệu đồng/lượng, giá vàng bán ra cao nhất và thấp nhất lần lượt là 36,01 triệu đồng/lượng và 35,94 triệu đồng/lượng. Giá vàng mua-bán tại thời điểm này là 35,90-35,95 triệu đồng/lượng, giá mua vào giảm 70.000 đồng/lượng và giảm 50.000 đồng/lượng đối với chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua. Chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới khoảng 4,2 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng so với chiều ngày 11/9. Giá vàng trong nước đang chịu sức ép giảm từ thị trường vàng quốc tế, nhưng giảm chậm hơn. Trong mấy tháng gần đây, chưa khi nào chênh giá vàng trong nước-thế giới lớn như hiện nay.

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất bình quân bằng VND tiếp tục xu hướng giảm, lãi suất bình quân qua đêm, kỳ hạn 1 tuần, và kỳ hạn 1 tháng lần lượt là 1,90%/năm, 2,20%/năm, 3,23%/năm (cùng giảm 0,10% cho cả 3 kỳ hạn so với ngày hôm qua). Lãi suất bình quân kỳ hạn 3 tháng sau khi tăng nhẹ 0,02% ngày hôm qua thì hôm nay lại giảm 0,07% xuống còn 4,03%/năm. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng hôm nay ở mức 21.202 đồng/USD, giảm nhẹ 3 đồng so với hôm qua. Tính đến 13h hôm nay, tỷ giá ghi nhận ở mức 21.175-21.230 đồng/USD, giá mua vào giảm 5 đồng/USD, và giá bán ra không đổi so với ngày 11/9.

Tỷ giá trên thị trường tự do tăng so với hôm qua. Tính đến thời điểm 13h trưa ngày 11/9, tỷ giá mua-bán trên thị trường tự do là 21.210-21.225 đồng/1USD, giá mua vào tăng nhẹ 5 đồng/USD và giá bán ra tăng 10 đồng/USD so với hôm trước. Chênh lệch tỷ giá mua-bán là 15 đồng/1USD tăng 5 đồng so với ngày 11/9.

Tỷ giá tại hầu hết các NHTM không có biến động so với ngày hôm qua. Giá mua vào của các ngân hàng phổ biến ở mức 21.180 đồng/USD, giá bán ra phổ biến ở mức 21.230 đồng/USD.

Trên thị trường mở ngày 11/9, đối với nghiệp vụ Mua kỳ hạn giấy tờ có giá (Reverse Repo), không có khối lượng trúng thầu và đáo hạn. Dư nợ đối với nghiệp vụ này tính đến ngày 11/9 là 0 đồng.

Đối với nghiệp vụ Bán tín phiếu (Sell Outright), tổng khối lượng tín phiếu trúng thầu là 9.665 tỷ đồng (trong đó 3.000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày, lãi suất trúng thầu là 3,0%, không đổi so với ngày 10/9; 665 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 56 ngày với lãi suất 3,30% không đổi so với ngày 10/9; và 6.000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 91 ngày với lãi suất 3,90%); tổng khối lượng tín phiếu đáo hạn là 3.869 tỷ đồng. Như vậy, trong ngày NHNN hút ròng 5,796 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ Sell Outright.Tính chung trong ngày 11/9, NHNN tiếp tục hút 5.796 tỷ đồng trên thị trường OMO.

Nguyễn Lê

Theo Infonet

Tuesday, September 9, 2014

Con gái cựu chủ tịch Vietinbank từ nhiệm

Hơn 1 năm ngồi ghế Phó Tổng giám đốc tại VietinBank Capital, bà Phạm Vân Anh, SN 1989, con gái cựu chủ tịch Vietinbank vừa được chấp thuận nghỉ việc theo nguyện vọng cá nhân.
Thông tin từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cho hay, Hội đồng quản trị nhà băng này đã đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với bà Phạm Vân Anh, Phó Tổng giám đốc Cty Quản lý quỹ VietinBank (VietinBank Capital) theo nguyện vọng cá nhân.


Nguyên Phó TGĐ VietinBank Capital - Phạm Vân Anh.
Theo đó, bà Vân Anh rời VietinBank Capital kể từ ngày 5/9/2014. Tuy nhiên, bà Vân Anh khi chấm dứt hợp đồng được yêu cầu phải "thực hiện đúng các quy định về bảo mật thông tin" như đã cam kết.

Đồng thời, phải chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo VietinBank và pháp luật về những công việc đã giải quyết trong thời gian đảm nhận công việc tại VietinBank Capital.

Được biết, bà Phạm Vân Anh sinh ngày 29/5/1989, từng được đào tạo về chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường American International College (Mỹ) và chuyên ngành Marketing tại đại học James Cook University (Australia).

Bà Vân Anh từng giữ chức Phó Tổng giám đốc tại VietinBank Capital từ 1/4/2013 cho đến khi rời khỏi vị trí này vào ngày 5/9/2014 sau khi trải qua các vị trí công tác khác nhau tại công ty như nhân viên phòng Phát triển kinh doanh, Phó phụ trách phòng Quản lý quỹ và Trưởng phòng quản lý quỹ.

Bà Phạm Vân Anh còn được biết đến là con gái của Cựu Chủ tịch VietinBank - ông Phạm Huy Hùng.

Dân Trí

Giá xăng dầu giảm từ 18h tối nay

Từ 18 giờ tối nay, 9/9, các doanh nghiệp xăng dầu tiếp tục giảm thêm lần thứ 5 trong vòng 40 ngày qua. Tuy nhiên, mức giảm khiêm tốn chỉ từ 30-150 đồng/lít.

Chia sẻ với VietNamNet, các doanh nghiệp xăng dầu cho biết sẽ điều chỉnh giá 3 mặt hàng xăng dầu từ 18 giờ tối nay.

Trong đó, xăng A92 giảm nhẹ nhất là 30 đồng/lít, giá bán lẻ sẽ chỉ còn 23.710 đồng/lít. Tổng mức giảm của xăng sau 5 lần giảm liên tiếp sẽ là 1.930 đồng/lít

Dầu diezen giảm 160 đồng/lít,  bằng mức giảm của kỳ trước, còn 21.770 đồng/lít. Dầu hoả giảm 150 đồng/lít, còn 21. 920 đồng/lít. Dầu madut vẫn giữ nguyên giá.


 http://filvietnam.com/
Giá xăng tiếp tục giảm
Đây là một tín hiệu đáng mừng cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, khi liên tiếp có 5 lần hạ nhiệt giá cả xăng dầu chỉ trong vòng cách nhau 40 ngày. Chỉ có khác biệt, đây là lần giảm nhẹ nhất của xăng trong hơn một tháng qua.

So sánh tương quan, tổng mức giảm của xăng đã cao hơn so với mức tăng của xăng.

Dầu hoả thường có mức giảm thấp nhất trong mỗi lần điều chỉnh và đến nay, qua 5 lần, đã giảm 1.000 đồng/lít.

Diễn biến thuận lợi trên là do tác động hạ nhiệt từ thị trường thế giới đang giảm sâu. Các mặt hàng trên đều giao dịch trên dưới 110 USD/thùng, thấp hơn tới hơn 10 USD/thùng so với các tháng trước.

Từ đầu năm đến nay, thị trường xăng dầu trong nước đã có 15 lần điều chỉnh.

VietnamNet

Monday, September 8, 2014

Hé lộ những khoản tiền thưởng “khủng” kỳ lạ ở Tập đoàn Điện lực Việt Nam

 http://filvietnam.com/

Những kỹ sư, công nhân vất vả trực tiếp thi công đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông đã thực nhận được bao nhiêu tiền thưởng?
Tài liệu Pháp luật Việt Nam có được hé lộ những chuyện thưởng tiền kỳ lạ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với những khoản mục lên đến hàng tỷ đồng, trước khi Chính phủ có nghị định riêng về quy chế quản tài chính Tập đoàn này.
Gần nhất có thể kể đến khoản thưởng đột xuất 2 tỷ đồng dành cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích đóng góp đảm bảo tiến độ thi công đường dây 500kV Pleiku – Mỹ Phước – Cầu Bông.
“Nhận và phân bổ”
Khoản thưởng “khủng” này được nói là trích từ Quỹ khen thưởng của EVN. Theo đó, riêng Ban quản lý các công trình điện miền Trung (Ban AMT) được “nhận và phân bổ” 850 triệu đồng.
Ngoài ra, Ban này được giao “nhận và phân bổ” thêm 300 triệu cho các tập thể, cá nhân thuộc các địa phương có đường dây đi qua “theo thành tích thực tế”.
Các nhà thầu hoàn thành tốt tiến độ và chất lượng công trình cũng được “thơm lây” dù không “bõ bèn” gì so với chủ đầu tư, theo đó mỗi đơn vị được thưởng khoảng 10 – 15 triệu đồng.
Trước đó, vào chiều 5/5, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã đóng điện thành công và đưa vào vận hành an toàn đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông, gần như kịp tiến độ so với yêu cầu của Thủ tướng (30/4).
Đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông có chiều dài hơn 437,5km, gồm 926 vị trí, từ trạm biến áp (TBA) 500kV Pleiku đến TBA 500kV Cầu Bông, đi qua 5 tỉnh là Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh. Đây là dự án trọng điểm với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện cho nhu cầu tăng trưởng phụ tải khu vực miền Nam giai đoạn 2014 – 2015.
Với tổng mức đầu tư hơn 9.288,5 tỷ đồng, nguồn vốn vay xây dựng đường dây từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho công tác tư vấn thiết kế; Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho các gói thầu dây dẫn, dây chống sét, cáp quang và phụ kiện; Ngân hàng Tái thiết Đức (AFD) cho các gói thầu vật tư thiết bị trạm, cột thép, cách điện và phụ kiện; Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) cho các gói thầu xây lắp; Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho công tác đền bù, di dân, tái định cư và vốn vay tín dụng thương mại do EVNNPT thu xếp.
Kỷ lục ký 18 quyết định thưởng tiền trong 1 ngày
Khoản thưởng tiền này có thể lập kỷ lục về con số, nhưng còn một kỷ lục khác không kém phần ngoạn mục cũng được xác lập tại EVN, là việc một Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty EVNNPT ký tới 18 quyết định thưởng tiền chỉ trong một ngày. Tổng số tiền thưởng lên tới 1 tỷ 221 triệu đồng, được nói là trích từ “Quỹ khen thưởng tập trung” của Tổng Công ty.
Ngày “vàng” với “mưa” quyết định này là ngày 21/11/2012. Trong đó, riêng Ban AMT cũng được thưởng tới 2 lần. Tờ quyết định thứ nhất, “thưởng đột xuất công tác chỉ đạo, điều hành năm 2012” cho Ban này 40 triệu đồng. Tờ quyết định thứ hai, “thưởng thành tích hoàn thành tiến độ công trình năm 2012” cho Ban này 80 triệu đồng. Tổng tiền thưởng AMT được nhận là 120 triệu đồng.
Công ty Truyền tải điện 2 còn được thưởng tới 3 lần trong ngày. Trong đó, 2 lần dành cho tập thể, một lần dành riêng cho Ban Giám đốc Công ty. Cụ thể, “thưởng vận hành an toàn và phòng chống lụt bão năm 2012” 90 triệu đồng; “thưởng thành tích hoàn thành tiến độ công trình năm 2012” 40 triệu đồng. Ban Giám đốc được 50 triệu đồng tiền “thưởng đột xuất công tác chỉ đạo, điều hành năm 2012”. Tổng cộng 3 khoản thưởng, cả lãnh đạo và cán bộ nhân viên Công ty Truyền tải điện 2 được nhận 180 triệu đồng dịp này...
Ký thưởng như vậy, nhưng tổ chức họp báo sau đó đúng một tháng,  cụ thể vào ngày 21/12/2012, Phó Tổng Giám đốc EVN vẫn nói: “Mặc dù năm nay kinh doanh có lãi song Tập đoàn vẫn không có kế hoạch thưởng tết cho cán bộ công nhân viên”.
Trao đổi với phóng viên, nhiều cán bộ lâu năm trong ngành điện cho rằng mấy khoản thưởng kể trên có thể mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Nguồn tin Pháp luật Việt Nam cũng cung cấp thêm nhiều khoản thưởng kỳ lạ khác, như khoản dành cho một số... ngân hàng vào dịp 2/9 năm ngoái. Chúng tôi sẽ xác minh và cập nhật tới độc giả.
Trước đây, quy định về quản lý tài chính đối với EVN được ban hành bởi một quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Quyết định số 1876/QĐ-BTC ngày 5/8/2011). Những chuyện như kể trên, có thể là một trong những nguyên nhân để Chính phủ “nâng cấp” quản lý Tập đoàn này bằng một văn bản pháp lý có hiệu lực cao hơn nhiều, đó là Nghị định 82/2014/NĐ-CP vừa được Thủ tướng ký ngày 25/8, bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2014.
Lãnh đạo EVN chỉ được thưởng cao nhất 1,5 tháng lương
Theo Quy chế tài chính của EVN vừa được ban hành kèm Nghị định 82/2014/NĐ-CP ngày 25/8/2014, lợi nhuận của Tập đoàn sau khi bù đắp lỗ năm trước, trích quỹ phát triển khoa học công nghệ, nộp thuế TNDN thì phần còn lại sẽ được chia lãi cho các thành viên góp vốn.
Sau khi trừ các khoản, số còn lại tiếp tục được phân phối với tỷ lệ 30% cho quỹ đầu tư phát triển và trích quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng viên chức quản lý.
Nếu xếp loại A, EVN được trích tối đa 3 tháng lương cho quỹ khen thưởng, phúc lợi, nếu không được xếp loại thì không được trích quỹ.
Quỹ khen thưởng không được dùng để chi thưởng cho viên chức quản lý. Việc thưởng cho viên chức quản lý phải được lấy từ quỹ thưởng viên chức riêng. Theo đó, trường hợp các viên chức quản lý của EVN được xếp loại A thì được trích tối đa 1,5 tháng lương, loại B thưởng không quá một tháng lương. Nếu quản lý bị xếp loại C hoặc không được xếp loại thì không được thưởng.
Đặc biệt, EVN chỉ được chi các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng viên chức quản lý sau khi thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
Pháp luật Việt Nam

Saturday, September 6, 2014

Samsung, Nokia - Microsoft đổ bộ, Việt Nam được gì?

Các chuyên gia cho rằng, việc Samsung, Intel, LG, Canon và mới đây nhất là Nokia - Microsoft chuyển "đại bản doanh" sản xuất sang Việt Nam là cơ hội để phát triển ngành kỹ thuật.
Giới chuyên gia đánh giá tương đối tích cực về xu hướng chuyển dịch "đại bản doanh" sản xuất của các thương hiệu tên tuổi như Samsung, Nokia - Microsoft và trước đó là LG, Canon... sang Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền - nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng cho biết, yếu tố tiên quyết để các thương hiệu nói trên chuyển sang Việt Nam là sự ổn định chính trị. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác khiến cho những "ông lớn" nói trên rút khỏi thị trường nước ngoài, trong đó có Trung Quốc, là giá nhân công, hệ thống chính sách, cơ chế ưu đãi...

Theo bà Hiền, cái lợi nhất khi Việt Nam mở cửa đón các thương hiệu lớn này chính là trình độ kỹ thuật. Trước đây, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào một số lĩnh vực dịch vụ, sản xuất công nghệ thấp hoặc các dự án bất động sản. Tuy nhiên, với việc Samsung hay Nokia - Microsoft đều là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nếu họ chuyển giao, chúng ta đang có cơ hội tiếp thu công nghệ cao. Một khi được tiếp nhận, Việt Nam sẽ có điều kiện phát triển các ngành kỹ thuật cần hàm lượng công nghệ cao trong tương lai.
 http://nhakhoa55thanglong.com/

Sự chuyển dịch sản xuất của các hãng điện tử sang Việt Nam đồng nghĩa với việc có cơ hội phát triển ngành kỹ thuật công nghệ cao.  Ảnh minh họa: Mai Vinh.
Sự chuyển dịch sản xuất của các hãng điện tử sang Việt Nam đồng nghĩa với việc có cơ hội phát triển ngành kỹ thuật công nghệ cao. Ảnh minh họa: Mai Nguyên.
Đồng tình quan điểm này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, chính sự đổ bộ của các thương hiệu toàn cầu đã giúp cho Việt Nam "ghi điểm" là một địa đểm đầu tư hiệu quả.

Theo bà Lan, hiện nay trên thế giới, việc tranh giành thu hút đầu tư vẫn diễn ra gay gắt. Do đó, khi Việt Nam được các "ông lớn" có tên tuổi toàn cầu lựa chọn không chỉ tốt cho chúng ta, mà còn góp phần nâng uy tín  chung cho một quốc gia. Các thương hiệu lớn đổ tiền đầu tư không chỉ giải quyết công ăn việc làm cho người dân mà còn làm cho bức tranh của Việt Nam sáng sủa hơn về cấu trúc xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu các lĩnh vực công nghệ cao. Ngoài ra, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, khi đó, ngân sách nhà nước - vốn dĩ đang khó khăn - cũng có thể tăng thêm nhờ vào thuế thu nhập doanh nghiệp thu được từ những doanh nghiệp này.

Trước lo ngại về tình trạng chuyển giá, trốn thuế, giả lỗ đã từng diễn ra tại một số doanh nghiệp FDI, bà Hiền cho rằng, vấn đề là nằm ở chính chúng ta.  “Đây là tình trạng từ xưa đến nay. Trên thế giới, tôi không dám chắc có một doanh nghiệp từng kinh doanh mà không chuyển giá, trốn thuế”, bà Hiền nói. Theo vị chuyên gia này, hiện nay Việt Nam đã có những cơ chế chính sách lẫn chế tài để hạn chế và xử lý tình trạng trên. Do đó, những điểm chưa tốt này sẽ được khắc phục dần dần và chúng ta phải có các biện pháp để giải quyết.

Bà Phạm Chi Lan cũng thẳng thắn nhìn nhận, đi liền với những thứ "được" thì Việt Nam cũng phải đối mặt với những vấn đề gặp phải trong đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên: “Tác động xấu hay không trước hết phải ở mình. Chủ yếu là ở mình”, bà Lan nói.

Đối với lo ngại chuyển giá, trốn thuế bà Lan cho hay, để doanh nghiệp lách luật được là do năng lực của chúng ta. Khi không đủ khả năng kiểm soát, chúng ta mới bị người khác “gõ trên lưng mình”. Theo chia sẻ của bà, những trường hợp chuyển giá, trốn thuế đã diễn ra thời gian qua sẽ là bài học nhãn tiền để Việt Nam có thể kiểm soát chặt chẽ hơn các doanh nghiệp mới vào. “Tuy nhiên, nên có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này chứ không thể đánh đồng tất cả các doanh nghiệp FDI. Chúng ta không nên phủ nhận những đóng góp trực tiếp cho nền kinh tế nước nhà mà các doanh nghiệp FDI mang lại”, bà Lan nói.

Với sự dịch chuyển vùng sản xuất truyền thống của những thương hiệu lớn sang thị trường Việt Nam và nguy cơ "biến" Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ, bà Lan cho rằng, không dễ và không hẳn xảy đến. Theo vị chuyên gia kinh tế này, bản thân các doanh nghiệp cũng sẽ phải cân đối việc phát triển sản phẩm, ngành hàng có tiềm năng.

Bà Lan cho rằng, cần thận trọng khi nói đến “bãi rác công nghệ”. Bởi khi đánh giá trước hết phải xem đó là ngành hàng, sản phẩm gì, từ nguồn công nghệ và nhà đầu tư nào. "Hiện nay Trung Quốc có nhu cầu đổi mới công nghệ rất lớn nên sẵn sàng chuyển các sản phẩm công nghệ cũ sang Việt Nam để bán thậm chí rất đắt. Đó mới là điều nên lo", chuyên gia nói trên bày tỏ.

TH

Cục trưởng ĐTNĐ nói gì về vụ "tàu hơn 7 tỉ, bán giá sắt vụn"?

Dư luận có nhiều ý kiến băn khoăn về việc xác định trách nhiệm khi “lật lại” việc một dây chuyền phương tiện nạo vét đường thủy tại Đoạn Quản lý ĐTNĐ số 1 (trực thuộc Cục Đường thủy nội địa VN) năm 2006, có giá 7,18 tỉ đồng nhưng chủ yếu nằm đắp chiếu và vừa qua khi bán đấu giá chỉ thu được 562 triệu đồng.


 http://phutungotoatvn.com/
Dây chuyền tàu cuốc bị "đắp chiếu" trong suốt 8 năm (ảnh: Đức Minh)

Càng làm càng lỗ

Năm 2006, Đoạn Quản lý ĐTNĐ số 1 (trụ sở tại tỉnh Phú Thọ) tiếp nhận dây chuyền tàu cuốc nạo vét gồm hai sà lan (SL-01 và SL-02), tàu trục thả phao, tàu lái, tàu cuốc có tổng trị giá 7,18 tỉ đồng, để phục vụ nạo vét luồng chạy tàu kết hợp với tận thu sản phẩm cát, sỏi trên sông Hồng, sông Đà thuộc tuyến Hải Phòng - Sơn La.

Thế nhưng, chỉ sau khi nhập được vài tháng, đơn vị này đành phải để nằm đắp chiếu vì máy móc cồng kềnh, chi phí nhiên liệu lớn, khiến cho “càng làm càng lỗ”. Vì thế, sau 8 năm, tại phiên đấu giá được tổ chức vừa qua, HTX vận tải CP Mùa Xuân (tỉnh Nam Định) đã trúng đấu giá với tổng số tiền 562 triệu đồng. Nguyên nhân do tất cả thiết bị trong dây chuyền đều đã bị hư hỏng nghiêm trọng và giảm giá trị rất nhiều. Ví dụ như phần máy của tàu lái không hoạt động được do hỏng trục cơ, xéc măng, piston, xi lanh bị mài mòn, hệ thống điện bị chập cháy.

Theo kết quả thẩm định giá trị tài sản này của đơn vị đánh giá độc lập hồi tháng 7/2014, sà lan SL-01 có nguyên giá khi bàn giao là 851,5 triệu đồng nhưng qua 8 năm đã khấu hao trên 798 triệu đồng và giá trị chỉ còn khoảng 53 triệu đồng. Sà lan SL- 02 nguyên giá 850 triệu đồng, khấu hao trên 797 triệu đồng và chỉ còn giá trị khoảng 53 triệu đồng.... Tàu cuốc được đầu tư ban đầu có máy sản xuất ở Trung Quốc, phần vỏ do Viện Khoa học công nghệ tàu thủy thiết kế - đóng mới năm 2006, có giá trị ban đầu gần trên 2,4 tỉ đồng nhưng đến thời điểm này đã khấu hao hết 2,3 tỉ đồng và giá trị còn lại chỉ gần… 154 triệu đồng.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Trần Xuân Khơi – Giám đốc Đoạn Quản lý ĐTNĐ số 1 cho biết, thời điểm năm 2006 luồng chạy tàu trên tuyến nông nên được trang bị dây chuyền này sẽ rất có ích. Tuy nhiên, nguyên nhân dây chuyền bị "đắp chiếu" vì sau vài lần vận hành thử đã phải dừng lại do công suất máy lớn, chi phí  nhiên liệu, vận hành nhiều khiến càng làm càng lỗ. Về lý thuyết tàu cuốc múc được sâu 3m, nhưng thực tế chỉ đào được 2,5m, khiến không có hiệu quả.

Thời gian đó, trong các cuộc họp giao ban của Cục ĐTNĐ Việt Nam, lãnh đạo Đoạn đều có báo cáo, cũng như có các văn bản xin được trả lại dây chuyền này nhưng không ai nhận. "Trước kia cũng có phương án chuyển phương tiện cho trường dạy nghề thuộc Cục, nhưng cũng không xong. Trả lại không được, dây chuyền phải nằm đắp chiếu, nhưng chúng tôi cũng không xin được đồng kinh phí bảo dưỡng, ngay cả tiền để mua bổ sung dây neo tàu cũng không có, khiến máy móc xuống cấp nhanh. Mấy lần tàu bị đứt dây neo nên trôi dạt, suýt đắm”, ông Khơi nói.

Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN nói gì?

Thời kỳ năm 2006, ông Trần Xuân Khơi chưa giữ chức Giám đốc Đoạn Quản lý ĐTNĐ số 1, nên ông cũng chưa rõ là dây chuyền tàu cuốc trên do đơn vị đề xuất xin hay được dự án cấp. Ông cho biết là Hội đồng cơ sở của đơn vị đã nhiều lần báo cáo lên Cục, Cục báo cáo lên Bộ GTVT và sau đó được Bộ GTVT phê duyệt đề xuất bán đấu giá dây chuyền này.

Trả lời câu hỏi của PV Báo Giao thông về việc vì sao không bán đấu giá sớm hơn để giảm thiệt hại cho Nhà nước, ông Trần Văn Cừu - Cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam (thời gian đó chưa giữ chức Cục trưởng) cho biết, dây chuyền này nằm trong dự án nâng cấp tuyến đường thủy nội địa Hải Phòng - Sơn La, thuộc dự án nguồn vốn trong nước, do Đoạn Quản lý ĐTNĐ số 1 xin cấp. Hiện đơn vị này đang làm các thủ tục để chuyển sang công ty cổ phần nên cần thanh lý dây chuyền này.

“Phương tiện được đóng mới nên lỗi là của “ông” thiết kế. Hồi đó chỉ sau khi thi công thử đã thấy không hiệu quả, dây chuyền phải đắp chiếu, nhưng không ai dám đề xuất thanh lý vì tâm lý ai cũng sợ”, ông Cừu nói.

Ông cũng cũng cho biết, quá trình giải quyết việc này đều xin ý kiến Bộ GTVT và các khâu thanh lý được thực hiện theo đúng thủ tục, trình tự quy định, đảm bảo sự minh bạch, khách quan (tư vấn đấu giá, thẩm định độc lập, công khai…).

Ông Cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam cũng cho rằng, việc đề xuất của đơn vị về việc trang bị thiết bị nạo vét luồng chạy tàu kết hợp tận thu khoáng sản thời kỳ đó không có gì sai, vì đây đang là hình thức phổ biến trên toàn quốc, mà lỗi đầu tiên là do thiết kế phương tiện không phù hợp. Đây cũng là đơn vị duy nhất được trang bị tàu nạo vét thuộc dự án nâng cấp tuyến đường thủy Hải Phòng - Sơn La.
TH

Nhiều thiết bị Trung Quốc phá sóng hộp đen ôtô

Sáng 6-9, tại Vũng Tàu, Tổng cục Đường bộ VN tổ chức hội nghị đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thiết bị giám sát hành trình, thường được gọi là hộp đen.
 http://phuthanhloi.com.vn/dich-vu/dien-lanh-dan-dung/sua-may-lanh-c96a122.html

Tổng cục Đường bộ VN đã tổ chức hội nghị đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thiết bị giám sát hành trình. Ảnh tư liệu.
Theo cơ quan này, tại một số địa phương xuất hiện tình trạng lái xe lắp thêm công tắc để tắt thiết bị giám sát hành trình (TBGSHT) cũng như ngoài thị trường đã bán các thiết bị làm nhiễu, phá sóng nhập từ Trung Quốc gây khó khăn trong việc theo dõi vị trí, xác định vi phạm của tài xế.

Ông Nguyễn Văn Quyền, phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết từ khi triển khai lắp TBGSHT, vi phạm tốc độ đã giảm đáng kể, từ 9,4 lần/1.000km trong tháng 4 còn 6,2 lần/1.000km trong tháng 7.

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, hiện tượng sai lệch lớn về số liệu thống kê vi phạm tốc độ giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam và đại lý cung cấp TBGSH vẫn chưa được giải quyết.

Cụ thể, một doanh nghiệp vận tải tuyến Bảo Lộc (Lâm Đồng) – Hải Dương nêu dẫn chứng: trong một tháng, từ ngày 17-7 đến 19-8, một ôtô của công ty này bị Tổng Cục đường bộ Việt Nam thống kê số lần vi phạm tốc độ đến hơn 2.000 lần.

Trong khi theo thống kê của đơn vị cung cấp TBGSĐB thì xe này chỉ vi phạm tốc độ  một lần.

Ông Quyền cho biết sự khác nhau giữa các dữ liệu là do lỗi kỹ thuật, mạng chập chờn, đồng thời đề nghị các Sở GTVT cần phải tính toán, xem xét để tránh oan sai cho doanh nghiệp, người lái xe.

Còn ông Trần Quang Bình, Vụ trưởng Vụ vận tải - Tổng cục đường bộ Việt Nam cho biết ngoài nguyên nhân kỹ thuật còn có nguyên nhân phương pháp thống kê, tính toàn chưa được thống nhất.
 TH

Ukraine vẫn cung cấp điện, nước và viễn thông cho vùng Crimea

Vùng Crimée, bị Nga sáp nhập hồi tháng Ba vừa qua, vẫn còn rất phụ thuộc vào Ukraine, đối tác cung cấp chính về điện, thực phẩm và điện. Bằng chứng là trong những ngày qua, các vụ mất điện thường xuyên xẩy ra tại vùng lãnh thổ này, theo RFI.
 http://hoangthaivina.com/lsp/Dong-Phuc-Ao-Thun.html

Bến cảng Yalta của Crimée ban đêm. Ảnh chụp ngày 09/08/2014.Ảnh REUTERS/Pavel Rebrov

Theo công ty phân phối điện Crimenergo, Ukraina cung cấp tới 80% tổng nhu cầu tiêu thụ điện tại Crimea.
Giải thích về các vụ cắt điện, công ty điện lực quốc gia Ukraina Oukrinternergo cho biết là buộc phải áp dụng việc hạn chế tiêu thụ điện tại Crimea vì các nhà máy điện Ukraina thiếu nhiên liệu và doanh nghiệp này cảnh báo: Nếu người tiêu dùng tại Crimea không tôn trọng quy định hạn chế dùng điện thì công ty sẽ buộc phải cắt toàn bộ nguồn điện cung ứng cho nơi đây.
Theo tạp chí IHS Cera chuyên về năng lượng, vùng Crimea chỉ sản xuất được 16% tổng nhu cầu điện ở lãnh thổ này. Sau khi sáp nhập, Nga đã cho đặt nhiều máy phát điện tại Crimea và hứa hẹn xây dựng các nhà máy điện hiện đại ở đây, nhằm bảo đảm sự độc lập hoàn toàn về năng lượng của Crimea. Tuy nhiên, Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev nhấn mạnh : «Mục tiêu này không thể đạt được trong một ngày, một tháng, đó là một quá trình khó khăn».
Ngoài việc thiếu điện, Crimea còn bị khan hiếm nước, kể từ khi Ukraina, vào tháng Tư vừa qua, đã đóng các van xả nước của kênh Bắc Crimea. Con kênh này đáp ứng tới 85% tổng nhu cầu tiêu thụ nước ngọt của Crimea.
Bộ Nông nghiệp Nga nhận định, do nguồn nước bị chặn, thiệt hại trong lĩnh vực nông nghiệp của Crimea có thể lên tới 5 tỷ rúp (hơn 103 tỉ euro). Đầu tháng Tám, ông Nikolai Poliouchkine, Bộ trưởng Nông nghiệp vùng Crimea thừa nhận là phải xem xét lại việc sử dụng có hiệu quả nguồn nước và Crimea đã quyết định từ bỏ canh tác lúa vì rất tốn nước.
Để có được một giải pháp về lâu dài, Crimea bắt đầu khoan tìm nguồn nước ngầm và nghiên cứu khả năng xây dựng hệ thống ống dẫn nước từ Nga sang.
Một điểm yếu khác của Crimea là phải nhập khẩu tới 80% thực phẩm từ Ukraine.
Cuối tháng Bẩy, khi Nga cấm nhập khẩu nhiều sản phẩm lương thực và thực phẩm của Ukraine, chính quyền Crimea đã đề nghị Moscow cho phép miễn áp dụng cấm vận, vì lãnh thổ này không thể « độc lập » về nguồn thực phẩm.
Theo nhận định của Bộ trưởng Nông nghiệp Crimea Poliouchkine, thì hiện nay, Crimea đang trong giai đoạn quá độ, rất cần sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa. Nhân vật này ví von : Crimea với Ukraine giống như anh em sinh đôi dính nhau.
Chính vì vậy, cơ quan phụ trách thú y Nga đã cho phép Crimea nhập khẩu nhiều loại thực phẩm từ Ukraine và lệnh này có hiệu lực cho đến tháng Giêng 2015.
Nga gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tế cho Crimea, phải đi vòng, do chiến sự ở miền đông Ukraine. Phương tiện tiếp tế nay là hàng không và đường biển.

Hạ giá “khủng”, bánh Trung thu vẫn ế

Còn 2 ngày nữa sẽ đến tết Trung thu, vì vậy nhiều cửa hàng bán bánh Trung thu đồng loạt hạ giá, đại hạ giá… nhưng vẫn không có khách đến mua.

Những ngày vừa qua, các gian hàng bánh Trung thu ở khắp nơi trong TP.HCM đồng loạt treo bảng mua 1 tặng 1, mua 1 tặng 2, giảm 50%, thậm chí mua 1 tặng 4 để “hút” khách hàng nhưng lượng mua không mấy khả quan.

Ghi nhận thực tế tại một số tuyến đường như Tô Hiến Thành, 3 Tháng 2, Thành Thái (quận 10), Lý Thường Kiệt (quận 11), Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1), Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh (quận Tân Bình), Lũy Bán Bích (quận Tân Phú)… cho thấy sức mua không cao. Với mức khuyến mại như nhiều cửa hàng đang treo bảng thì mức giảm giá bánh Trung thu năm nay thuộc hàng khủng nhất từ trước đến nay.


 http://phuchuycomputer.com/tin/Saa-Chaa-May-Tanh.html

Còn hơn 2 ngày nữa sẽ đến Tết Trung thu, vì vậy nhiều cửa hàng bán bánh Trung thu đồng loạt hạ giá, đại hạ giá nhưng vẫn không có khách đến mua

Tại một hàng bánh Trung thu trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 5 treo bảng đại hạ giá mua 1 tặng 3, trong khi đó tại một gian hàng trên đường 3 Tháng 2 lại khuyến mãi mua 1 tặng 4.

Một số tiệm bánh Trung thu trên đường Lý Thường Kiệt (quận 11) treo bảng hạ giá mua 1 tặng 1, trong khi đó, cửa hàng bán bánh của cùng hãng đó trên đường Tô Hiến Thành (quận 10) treo bảng mua 1 tặng 2. Một hộp bánh Trung thu đại hạ giá còn 185.000 đồng/hộp/4 bánh, tính ra một cái bánh chỉ xấp xỉ 50.000 đồng nhưng người mua vẫn chỉ lác đác.

Một số người bán giải thích rằng, do năm nay mùa bánh bắt đầu sớm nên đại hạ giá sớm. Đồng thời, do mức chiết khấu cao nên hạ giá để tăng lượng bán ra trong khi thị trường quà biếu Trung thu đã cận ngày nên đã bão hoà.

Bên cạnh đó, một số người tiêu dùng vẫn còn e ngại trước chất lượng của bánh Trung thu đại hạ giá.


 http://phuchuycomputer.com/tin/Bao-Gia-Dach-Va-Bao-Tra.html

Một cửa hàng bánh Trung thu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3) không có khách


 http://phuchuycomputer.com/tin/Lap-Rap-May-Tanh-Gia-Ra.html


 http://phuchuycomputer.com/tin/B%C6%A1m-Mac-May-In.html


 http://phuchuycomputer.com/tin/Lap-%C4%90at-Camera-Quan-Sat.html

Nhiều cửa hàng treo biển “mua 1 tặng 1”, “mua 1 tặng 2, tặng 3", thậm chí “mua 1 tặng 4”… nhưng khách chỉ đến lác đác


 http://hoangthaivina.com/

Một số người bán giải thích rằng, do năm nay mùa bánh bắt đầu sớm nên đại hạ giá sớm


 http://hoangthaivina.com/lsp/Dong-Phuc-Cong-Nhan.html

Không một khách đến mua, mặc dù có biển treo “đại hạ giá”


 http://hoangthaivina.com/lsp/Giay-Bao-Ho-Lao-Dong.html

Không có khách ghé vào cửa hàng người phụ nữ này đành trải chiếu nằm ngủ bên trong

Tỷ phú mua Metro sẽ đầu tư 1 tỷ Bath mở thêm 205 cửa hàng B’s Mart tại VN

Theo BangkokPost, Berli Jucker Plc thông báo sẽ mở rộng chuỗi cửa hàng tiện ích B’s Mart tại Việt Nam thêm 205 cửa hàng trước năm 2018 với chi phí đầu tư 1 tỷ Bath.

Đây là bước tiếp theo trong kế hoạch mở rộng kinh doanh bán lẻ sau khi công ty mua lại chuỗi Metro – Cash & Carry  tại Việt Nam với giá 655 triệu euro.

Bà Metinee Issarajinda – Phụ trách quan hệ nhà đầu tư của BJC cho biết, việc mở cửa hàng mới sẽ nâng tổng số cửa hàng B’s Mart lên 300 trước cuối năm 2018. Tại thời điểm đó, hoạt động của B’s Mart sẽ đạt điểm hòa vốn nhờ lợi thế kinh tế về qui mô.

BJC giới thiệu các cửa hàng B’s Mart tại Việt Nam từ đầu năm nay và hiện có khoảng 95 điểm bán hàng trên toàn quốc.
 http://phuchuycomputer.com/

Bà Metinee cho biết sau khi mua lại Metro Cash & Carry tại Việt Nam, BJC sẽ gửi sang 10 chuyên gia bán lẻ Thái Lan trong đó có Phidsanu Pongwatana, phó chủ tịch hoạt động bán lẻ, giúp điều chỉnh hàng hóa và tên cửa hàng. Hoạt động của Metro Việt Nam đã thua lỗ 400 triệu baht, mục tiêu của BJC là thay đổi việc kinh doanh và tạo lợi nhuận trong vòng 3 năm.

Bên cạnh khoản đầu tư tại Việt Nam, BJC lên kế hoạch chi khoảng 3 tỷ baht để mở rộng kinh doanh tại Thái Lan vào nửa cuối năm nay.

6 tháng đầu năm doanh thu của BJC đạt 21,4 tỉ baht, tăng 2,5%, lãi ròng 844 triệu USD, giảm 35% so với năm trước.